Có thể bạn đang nằm trong số 80% người nghèo, không phải về tiền bạc mà là về thời gian: Bạn có quá nhiều thứ muốn làm nhưng lại không có đủ thời gian để làm.
Vào năm 2012, có 50% người đi làm ở Mỹ cho rằng họ luôn “vội vã”, có 70% cho rằng họ “không bao giờ” có đủ thời gian. Vào năm 2015, có hơn 80% nói rằng họ không có đủ thời gian mà mình cần.
Sự nghèo khó về mặt thời gian gây ra một vấn đề nghiêm trọng – mà mỗi cá nhân và xã hội đều phải trả giá. Các số liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Những người nghèo về thời gian thường ít hạnh phúc hơn, làm việc ít hiệu quả hơn và đối diện với nhiều sự căng thẳng hơn. Bởi vì không có thời gian, nên họ ít tập thể dục hơn, ăn thức ăn nhanh và tăng nguy cơ bị mắc bệnh tim mạch.
Thiếu thốn về mặt thời gian bắt buộc chúng ta phải thỏa hiệp.
Thay vì tự chuẩn bị bữa ăn ngon – bổ – rẻ tại nhà, vì vội và bận nên chúng ta tìm tới thức ăn nhanh, vừa ăn vừa tranh thủ gõ phím chạy deadline hoặc tranh thủ trả lời tin nhắn.
Có nhiều lý giải việc chúng ta thiếu thời gian là do chúng ta phải làm việc nhiều hơn các thế hệ trước. Tuy nhiên, các bằng chứng đưa ra điều ngược lại. Nhìn vào nhật ký hoạt động hằng ngày thì đàn ông Mỹ đã tăng 6-9 tiếng rảnh rỗi mỗi tuần trong 50 năm qua, còn của phụ nữ đã tăng từ 4-8 tiếng một tuần.
Vậy tại sao chúng ta lại luôn cảm thấy mình “không có thời gian” ?
Sự nghèo khó về thời gian không đến từ việc mất cân bằng giữa tổng số thời gian bạn có so với số thời gian bạn thực sự cần. Nguyên nhân chính là do cách chúng ta nghĩ và định giá thời gian của mình. Sau đây là 4 chiếc bẫy mà chúng ta thường hay gặp
1. Công nghệ đã biến thời gian của bạn thành “hoa giấy”
Công nghệ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, nhưng đồng thời nó cũng đang cướp thời gian ra khỏi chúng ta. Các nhà nghiên cứu gọi đó là “Time Confetti” – chỉ một giây hay một vài phút đã khiến bạn làm nhiều việc cùng một lúc nhưng lại không thực sự hiệu quả.
Ví dụ như bạn vừa trở về nhà sau 1 ngày dài làm việc, bạn đang có 1 tiếng rảnh. Trong suốt khoảng thời gian đó, bạn nhận được 2 email – bạn đọc cả hai và phản hồi lại 1 cái, Facebook liền báo có người vừa bình luận trạng thái của bạn – bạn liền vào xem người ta nói gì vậy nhỉ, thông báo từ instagram – vừa có người theo dõi bạn, 3 thông báo từ Slack – đồng nghiệp đang nhờ bạn làm gì đó – bạn trả lời 1, lơ 2 cái, tin nhắn từ đám bạn thân rủ đi chơi.
Mỗi một việc trên chỉ diễn ra trong vài giây hoặc vài phút – nhưng tập hợp của rất nhiều cái nhỏ nhỏ như thế gây ra hai hậu quả:
1. Bạn đã để 10% vốn thời gian rảnh của mình trôi qua
Một vài sự gián đoạn, tưởng chừng nhỏ nhưng lại chiếm 10% tổng số thời gian rảnh mà bạn lẽ ra có thể dành trọn vẹn cho bản thân mình.
2. Nó làm gián đoạn cuộc vui của bạn
Các thông báo sẽ không đến cùng lúc, ngược lại, chúng đến lúc nào chúng muốn. Thậm chí ngay khi thông báo tới, bạn có quyết định trả lời hay không trả lời cũng không thay đổi được sự thật rằng chúng đang khiến cuộc vui của bạn gián đoạn.
Chính vì thế, lỗi sai về nhận thức đầu tiên nằm ở cách chúng ta tiếp nhận và xử lý các công việc trong thời gian rảnh của mình.
2. Chúng ta quá tập trung vào tiền
Một nét văn hóa bao đời nay, chúng ta thường sẽ cố gắng để có thêm nhiều thời gian, để có thể làm được nhiều việc hơn, kiếm được nhiều tiền hơn. Đó là những điều chúng ta được dạy. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Tiền có thể giúp chúng ta bớt đi muộn phiền, nhưng nó không giúp chúng ta mua hạnh phúc.
Một nét văn hóa bao đời nay, chúng ta thường sẽ cố gắng để có thêm nhiều thời gian, để có thể làm được nhiều việc hơn, kiếm được nhiều tiền hơn. Đó là những điều chúng ta được dạy. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Tiền có thể giúp chúng ta bớt đi muộn phiền, nhưng nó không giúp chúng ta mua hạnh phúc.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: một khi bạn đã kiếm đủ tiền để trang trải cho cuộc sống, tiết kiệm đủ cho tương lai và có tiền để ăn chơi, tận hưởng, việc kiếm thêm nhiều tiền hơn không giúp bạn tăng nhiều mức độ hạnh phúc của mình.
Chúng ta thường nghĩ mình sẽ có nhiều thời gian hơn khi mình có nhiều tiền hơn. Nhưng đó là suy nghĩ sai lệch, bởi vì việc quá tập trung đuổi theo tiền chỉ khiến bạn càng tập trung vào việc kiếm tiền thôi, thay vì tạo ra thêm thời gian cho mình.
3. Chúng ta đánh giá thấp giá trị thời gian của mình
Chúng ta thường được dạy cần phải tiết kiệm thời gian và tiết kiệm tiền, nhưng nếu đặt cả hai lên bàn cân. Rất nhiều người lựa chọn việc bảo vệ túi tiền của mình hơn.
Trong một nghiên cứu, 52% những người thoải mái về tài chính, lại cực kì nghèo ngặt về thời gian. Đặc biệt là các Ông bố, Bà mẹ đang đi làm và có con nhỏ cho biết rằng họ muốn kiếm được nhiều tiền hơn là có nhiều thời gian hơn. Khi được hỏi nếu họ có $100 giúp họ hạnh phúc hơn.
Chỉ có 2% những người người đi làm cho biết họ sẽ chi số tiền này để tiết kiệm thời gian, chẳng hạn như sử dụng dịch vụ giao hàng nhanh. Thậm chí với những người có hơn 3 triệu đô trong ngân hàng, họ vẫn mong muốn có nhiều tiền hơn.
Bởi vì thật khó để đo đếm được liệu thời gian của chúng ta đáng giá bao nhiêu. Và chúng ta thường không quá giỏi trong việc thực hiện phép đánh đổi giữa thời gian và tiền bạc. Ví dụ như: Mỗi khi đi đổ xăng, bạn sẽ đều chạy thêm 6 phút nữa – so với trạm xăng gần nhất để đến chỗ đổ xăng giúp bạn tiết kiệm 5.000 VNĐ/ lít. Mỗi tháng bạn sẽ cần đổ 16 lít trong 4 lần.
Chỉ 6 phút thôi mà, có gì nhiều đâu nhỉ?
Nếu bạn đang nghĩ như thế, hãy thực hiện phép tính sau:
5.000 VNĐ x 16 lít x 12 = Bạn tiết kiệm được 960.000 VNĐ năm
Nhưng nếu xét về mặt thời gian, thì
6 phút x 4 x 12 = Bạn tốn 288 phút, tương đương 4.8 giờ/ năm
Nếu đặt hai con số này cạnh nhau, có thể thấy bạn đang sử dụng 960.000 để đổi lấy 4.8 giờ trong 1 năm. Điều này không có nghĩa bạn nên đổ xăng ở chỗ gần hơn để tiết kiệm thời gian, vì tùy theo mỗi người sẽ có cách tiết kiệm khác nhau. Việc tính toán này chỉ giúp bạn có được cái nhìn rõ ràng hơn trong cách chúng ta định giá thời gian của mình.
4. Bận rộn là chiếc “huy hiệu”
Chúng ta thường dùng “bận rộn” như một minh chứng cho việc mình giỏi như thế nào. Chúng ta gắn cuộc sống mình với công việc mà mình làm. Một khảo sát năm 2018, 95% các bạn trẻ cho rằng họ mong muốn có một con đường sự nghiệp ý nghĩa và thú vị là điều cực kỳ quan trọng.
Công việc đúng là quan trọng, nhưng điều nguy hiểm là hầu hết chúng ta đều sử dụng sự bận rộn như “huy hiệu” bởi vì chúng ta mong muốn mình được trở thành nhân viên siêng năng, dành nhiều thời gian để làm việc – điều đó thể hiện sự cống hiến của bạn đối với công việc, thậm chí điều đó không có nghĩa chúng ta đang thực sự làm việc hiệu quả.
Để đảm bảo an toàn tài chính, chúng ta ngày càng điên cuồng làm việc. Chúng ta luôn mong muốn có thêm nhiều tiền, thậm chí có nhiều người còn cảm thấy tội lỗi khi sử dụng tiền để đi ăn hoặc đi du lịch.
Thậm chí bạn có thể cảm thấy mình thật siêng năng, và tự hào vì vẫn trả lời email công việc từ sếp vào lúc 8h30 tối thứ Bảy. Nhưng về lâu về dài, nếu hành động này cứ lặp đi lặp lại sẽ khiến cuộc sống của bạn bộn bề và ít vui vẻ hơn.
Mỗi người trong chúng ta sẽ có những sai lầm khác nhau trong việc quản lý thời gian của mình. Chiếc bẫy thời gian chính là bạn dành thời gian để làm một điều không khiến cuộc sống của bạn vui hơn, không giúp bạn phát triển hơn, thay vì sử dụng thời gian đó để khiến bạn hạnh phúc.
Mỗi người trong chúng ta sẽ có một chiếc bẫy thời gian riêng dựa trên cách chúng ta đánh giá thời gian của mình. Việc “cởi trói” tư duy quản lý thời gian sẽ giúp bạn sử dụng thời gian của mình hiệu quả hơn.
Tham gia workshop: Quản lý thời gian – Từ tư duy đến giải pháp bền vững sẽ giúp bạn có thể nhận diện 1001 sai lầm trong cách sử dụng thời gian của mình hiện tại và lấy lại sự kiểm soát thời gian vào tay bạn.