Nếu bạn cảm thấy mình cứ mãi lên kế hoạch hoặc biết rằng mình cần phải làm điều gì đó nhưng rồi lại chẳng thể hoàn thành được. Tin vui là bạn không phải là người duy nhất trên thế giới này cảm thấy như thế. Còn tin buồn là: “Nếu cứ trì hoãn hoặc không thực hiện kế hoạch đã đề ra, chính bạn đang chất rất nhiều đá lên tương lai của mình.”
Rất nhiều người lên kế hoạch cho tương lai nhưng rồi lại bỏ quên chúng trên “giấy” hoặc để chúng mắc kẹt trong 1 cái app nào đó. Vẫn biết rằng việc tập thể dục ngày hôm nay sẽ giúp tương lai mình có một cơ thể săn chắc hơn. Vẫn biết rằng chúng ta nên làm, nhưng câu hỏi đặt ra: “Tại sao chúng ta lại thích trì hoãn đến thế?”
Có một giả thuyết được các nhà khoa học đưa ra gần đây để giải thích cho việc tại sao một số người gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch dài hạn cho bản thân mình. Lý do được đưa ra đó là vì chúng ta nhìn thấy bản thân mình ở tương lai là một người nào đó xa lạ. Việc tách rời bản thân mình ở tương lai với hiện tại khiến bạn chùn chân, mỏi gối: “Để mai mốt “người đó” tính.”
HẦU HẾT CHÚNG TA ĐỐI XỬ VỚI “PHIÊN BẢN TƯƠNG LAI” CỦA MÌNH NHƯ MỘT NGƯỜI LẠ
Chúng ta xem bản thân mình ở tương lai như một cá nhân “phi thường” – chuyện gì hôm nay khó, ngày mai, ngày mốt, ngày kia, tháng nọ, rồi người đó cũng sẽ thay mình giải quyết cho xong.
Mai mốt, người đó sẽ thay mình tập thể dục, hoàn thành deadline, học bài, ôn IELTS,… còn mình giờ có thể tận hưởng sự tự do thôi. Nhưng mỗi giây phút bạn quyết định trì hoãn một việc nào đó, thì bạn đang tự mình chất đá lên vai “người đó” trong tương lai. Điều này được nhà tâm lý học của Đại học Sheffield – Fuschia Sirois gói gọn trong câu nói: “Tôi của ngày mai sẽ có nhiều năng lượng hơn, hoặc tôi của tuần sau sẽ có nhiều thời gian hơn.”
Nhưng thực tế thì sao? Chúng ta của sau này vẫn sẽ mệt mỏi hoặc bận rộn như thế!
Nói cách khác, chúng ta sẽ luôn cư xử như thế, để cho tương lai của mình hoàn thành việc của mình hôm nay, dù cho đã rất nhiều lần “bản thân chúng ta ở tương lai” chẳng thể hoàn thành việc đó.
NHỮNG NGƯỜI KẾT NỐI VỚI MÌNH TỐT HƠN TRONG TƯƠNG LAI SẼ TIẾT KIỆM NHIỀU HƠN
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra: “Cách chúng ta nghĩ về bản thân mình trong tương lai ảnh hưởng đến cách chúng ta đưa ra lựa chọn quan trọng cho cuộc đời mình.”
Hal Hershfield – Giáo sư tại Đại học California đã chỉ ra cảm giác gần gũi với bản thân mình trong tương lai có liên quan đến số tiền mà họ đã và sẽ tiết kiệm cho tương lai.
Hershfield đã thực hiện nghiên cứu bằng bảng đo thị giác rất đơn giản, có thể đo được sự kết nối mà người đó cảm nhận về bản thân mình bây giờ và tương lai. Bảng này có rất nhiều vòng tròn đan xen vào nhau, mỗi vòng tròn đại diện cho phiên bản: hiện tại và tương lai của bạn.
Qua đó, nếu độ giao của hai vòng tròn càng lớn, hai phiên bản của họ càng gần nhau – họ càng có nhiều tài sản tiết kiệm hơn.
Để kiểm chứng lại, Hershfield đã sử dụng ảnh chụp não. Khi đang ở trong máy chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) – các nhà nghiên cứu yêu cầu tình nguyện viên nghĩ về bản thân mình ở 10 năm nữa thì vùng vỏ não trước trán – nơi thể hiện mức độ suy nghĩ cao về bản thân vụt tắt. Kết quả này tương tự như khi họ được yêu cầu nghĩ về một người khác – không phải bản thân mình.
Điều này chứng tỏ, họ không nhìn thấy được bản thân mình rõ ràng trong 10 năm tới, họ nhìn thấy đó là một người lạ lẫm, chẳng có chút liên hệ gì với mình ở hiện tại.
Trong một nghiên cứu khác, Sirois đã phát hiện những người dễ trì hoãn thường ít có kết nối với mình ở tương lai. Các nhà nghiên cứu trước đó cũng cho thấy người hay trì hoãn thường ít có định hướng cụ thể cho tương lai và họ cũng có ít lòng trắc ẩn với mình ở tương lai.
“Việc khắt khe với bản thân khi bạn đang trì hoãn sẽ chỉ khiến bạn trì hoãn hơn”, cô chia sẻ rằng: “Tha thứ cho bản thân ở thời điểm này có thể giúp bạn có động lực hành động hơn trong tương lai.”
KẾT NỐI VỚI BẢN THÂN CỦA TƯƠNG LAI ĐỂ ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH TỐT HƠN
Nhà tâm lý học Anna Wilson đã chỉ ra: Các sinh viên có timeline cụ thể cho việc nộp bài thường sẽ hoàn thành công việc sớm hơn so với các bạn không làm điều này. Thí nghiệm của Hershfield cho thấy bằng việc đưa cho mọi người thấy bức ảnh mô phỏng tuổi già của bản thân có thể thuyết phục họ tiết kiệm tiền nhiều hơn cho việc dưỡng già.
Đến với khóa học “Thiết kế tương lai” để được phác họa “chân dung” của mình trong tương lai bằng phương pháp Tư duy thiết kế!
Đăng ký và tìm hiểu ngay tại đây.