ĐI TÌM LẼ SỐNG – NHỮNG TƯ TƯỞNG VƯỢT THỜI ĐẠI

Nếu bạn đọc phải bài viết này lúc đang bận túi bụi và có hàng tá list công việc trong đầu thì hãy lướt qua, để dành nó cho lúc bạn thấy “rảnh rỗi” hơn để có thể ngẫm nghĩ và hành động nha.
 
Cùng khởi động chút nha, theo bạn: Bằng cách nào để giết một con người ngay lập tức?
👉 Nào, 10s suy nghĩ bắt đầu 😆
 
Khi Mentor hỏi mình câu này, mình đã khựng lại một chút, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời như sau: Khi cho họ thấy họ không còn gì để mất!
 
Anh lắc đầu, đòi mình nghĩ sâu hơn nữa, cụ thể như thế nào mới là không còn gì để mất? Nhà cửa, tiền bạc, tình yêu,… tất cả đều không thể cướp đi sự tự do trong tâm hồn của một con người, trừ khi khiến họ thấy họ KHÔNG CÒN GIÁ TRỊ!
 
Sẽ ra sao nếu bạn là một người tri thức, có ăn có học, được mọi người tôn trọng, nắm trong tay là sự nghiệp và cả hạnh phúc gia đình, rồi bỗng nhiên bị đày vào một nơi khỉ ho cò gáy, suốt ngày làm những việc như cuốc đất, bị miệt thị, đánh đập. Bao nhiêu tầm nhìn vĩ mô của bạn trong tương lai bỗng bị giới hạn chỉ còn là “hôm nay phần ăn của tôi sẽ có bao nhiêu nấm, tôi sẽ chịu bao nhiêu đòn roi…” và đặc biệt:“tôi là ai?”
 
Kinh khủng thật nhỉ, vậy mà, đó chính là câu chuyện của Viktor E. Frankl – một bác sĩ tâm thần người Do Thái, đã trải qua ba năm ròng rã đấu tranh để giữ lại bản chất “người” “cảm thức về giá trị” của mình trong 4 trại tập trung của phát xít Đức.
 
Ở bài viết này, mình sẽ đi vào phân tích những điểm khiến Viktor khác biệt so với những người tù nhân còn lại.
 
🍀Điểm khác biệt đầu tiên:
Ở ông có tính lạc quan mà ông cho là “bẩm sinh”, sự lạc quan này theo suốt ông từ những giây phút đầu tiên đến với trại tập trung đến những thời khắc cuối cùng khi ông được bước chân ra khỏi hàng rào kẽm, được quay trở về cuộc sống của một con người đúng nghĩa. Điều này thể hiện qua việc:
  • Trong lúc những tù nhân mới đang sốc vô cùng vì cảnh tượng dơ bẩn và chết chóc tại trại, ông nhanh chóng chuyển hóa nỗi sợ thành suy nghĩ: “Nhìn những người đã sống ở đây vẫn “có thể cười được”, vẫn còn trông khỏe mạnh. Mình cũng sẽ được như họ thôi”;
  • Trong những lúc khó khăn và mong manh giữa sự sống và cái chết, ông vẫn bình tĩnh, luôn tin tưởng vào số phận và để con tim quyết định, không gắng tìm cách bỏ trốn hay lừa lọc ai cả. Cũng may mắn thay, nhờ việc này mà ông đã hai lần thoát chết;
  • Viktor luôn tự tìm kiếm niềm vui và tự phát triển óc hài hước của mình trong môi trường dường như không thể có nụ cười.
🍀Điểm khác biệt thứ hai:
Khi mục đích đa số tù nhân trong trại chỉ còn xoay quanh việc bảo tồn mạng sống của bản thân => ông vẫn luôn nghĩ cho người khác, thấu hiểu và tìm ra sự đồng cảm đối với các tù nhân khác. Điều này thể hiện qua việc
  • Ông không phán xét người khác, dù cho đó là người không ưu tiên múc nhiều súp hơn cho ông mà lại ưu tiên cho người đồng hương của họ. Đối với Viktor, dù sao đi nữa, những hành động dù chỉ liên quan một chút đến tình người cũng là điều đáng trân quý.
🍀 Điểm thứ ba cũng là điểm đặc biệt nhất, liên quan đến phần mở đầu của mình:
Viktor không bao giờ quên mất mình là ai, những suy nghĩ tầm thường về miếng ăn, cái mặc là nỗi lo hằng ngày của hầu hết những người trong trại nhưng ông hoàn toàn sợ hãi suy nghĩ tầm thường đó và tách biệt mình ra được khỏi ảnh hưởng của môi trường xung quanh bởi việc luôn tự hỏi: “Mình là ai”
Điều này dẫn đến:
  • Ông duy trì được bản chất “người” trong mình, nỗi sợ duy nhất ở người tù chai sạn này không phải vết roi trên thể xác mà chính là vết hằn trong tâm trí rằng mình bị hạ thấp, lăng mạ, bị đối xử như một con vật. Hơn nữa, bản chất người còn thể hiện ở chỗ ông luôn duy trì được cảm thức cộng đồng, luôn cho mình là một phần của một tập thể “người sau hàng rào kẽm”, chính điều này thôi thúc ông cần phải làm gì đó cho người khác, giúp ông luôn nhận thức được giá trị của mình;
  • Ông nhìn mọi thứ trong trại dưới góc độ tâm lý học và cố gắng lý giải chúng, điều này giúp Viktor tìm thấy được ý nghĩa trong từng việc mình làm, gắn kết được với con người thật, niềm đam mê của ông để duy trì niềm tin sống;
  • Viktor có đời sống nội tâm vô cùng phong phú bởi ông liên tục phản ảnh lại bản thân mình (như viết journal trong tâm trí vậy í), để tách mình ra khỏi nghịch cảnh, ông điều chỉnh tâm trí mình luôn nhớ về người vợ – nguồn sống của ông;
  • Ông sẵn sàng mang lại giá trị cho người khác. Mình vẫn nhớ tâm niệm của Viktor: Thà chết nhưng có ý nghĩa bằng việc trở thành bác sĩ giúp đỡ người khác, còn hơn là sống cuộc đời tẻ nhạt của một tên lao động khổ sai vô nghĩa. Chân giá trị, bản ngã của ông không bao giờ bị đánh gục bởi những thực tế ngoài kia.
Suy cho cùng, Viktor có được những sức mạnh này vì ông vẫn có niềm tin tương lai sẽ gặp lại người vợ của mình đang mang trong mình giọt máu của ông (mà không may không bao giờ chào đời) và để hoàn thành nốt cuốn sách đầy tâm huyết của mình. Vậy nên, luôn cần biết được mục đích và mục tiêu trong tương lai, cho nó một ý nghĩa thì ta sẽ vượt qua được khó khăn hiện tại.
 
Bạn có đồng ý không khi thời gian nghiêm túc viết ra những điều ta cho là ý nghĩa cuộc sống, bản thân liên tục đối diện với những điểm yếu của mình và đôi lúc có hơi căng thẳng? Nhưng rồi, khi tìm ra được thì nó như một bộ lọc cho nhiều việc đến với ta, khiến bản thân đưa ra quyết định nhanh hơn!
 
‼️ Phần hành động: Hãy dành ít nhất 5 ngày liên tục quan sát, nhìn lại và tự hỏi mình câu hỏi: Ý nghĩa cuộc sống của bản thân là gì? Sau đó, hãy chia sẻ ít nhất 3 ý nghĩa cuộc sống mà bạn đã tìm ra với người những người bạn yêu thương. Đối với mình thì 3 điều đó là: không bao giờ được “đứng yên”; tạo giá trị cho mình và người khác; luôn tìm kiếm “cảm thức cộng đồng” ❤️
 
Chia sẻ từ bạn Lê Nguyễn Minh Hằng – Alumni Lead The Change Exchange Trip in Singapore batch Novemeber, 2019. Hằng cũng là Communication Executive dự án gây quỹ cộng đồng GIVE IT BACK áp dụng mô hình Mentoring 1 on 1 của Lead The Change

Share this post with your friends

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Liên hệ