#1: CẢM XÚC CŨNG CẦN PHẢI ĐƯỢC “LẮNG NGHE”
Hôm qua mình có chia sẻ với chị Mentor về việc 10 ngày qua mình cảm thấy vui và nhẹ nhõm hơn rất nhiều, làm việc cũng enjoy và có sự tập trung hơn. Mặc dù vẫn có những lúc mình khá trống rỗng, nhưng những cảm giác đó cũng chỉ thoáng qua, không đọng lại gì nhiều. Minh cũng không suy nghĩ quá nhiều về điều này, chỉ cảm thấy mình vui thôi, nên khi chị đặt câu hỏi “Tại sao em lại cảm thấy như vậy”, lúc đó mình khá bất ngờ, vì mình chưa từng lý giải những cảm xúc của mình. Lúc đó, mình nhận ra, có một kỹ năng nữa mình cần phải học đó chính là thấu cảm bản thân mình, mình không chỉ đơn giản là cảm nhận cảm xúc, mà còn cần hiểu, lắng nghe và biết tại sao mình lại cảm thấy như vậy.
Thông qua đó, mình sẽ có thể tự gia giảm nguyên liệu trong cuộc sống để tự thiết kế những khoảnh khắc “đáng nhớ” theo cách của mình . Chị cũng chia sẻ thêm với mình về cuốn “The power of moment” – lúc trước mình hay nghĩ, cuộc sống là một tập hợp của chuỗi những khoảnh khắc – cho nên mình cần “live every moment”. Nhưng hôm nay, mình được biết thêm về 4 khoảnh khắc của cuộc đời: Thăng hoa – giác ngộ – kiêu hãnh – kết nối. Bằng việc thấu hiểu cảm xúc của mình, mình sẽ có khả năng tự tạo những ranh giới cảm xúc – mình sẽ có thể cảm nhận được lúc nào mình sắp chuyển “trạng thái” – hiểu được nó để có thể tự kiềm chế, hay thay đổi nó theo cách của mình, không để mọi thứ bị đi quá giới hạn.
IF YOU KEEP DOING LIKE THIS, IN THE LONG-TERM THERE WILL BE NO BELIEF LEFT
Nếu mình cứ tiếp tục làm như thế, về lâu về dài “vốn tin” của mọi người dành cho mình sẽ cạn kiệt
Mình có suy nghĩ về vấn đề làm sao để tránh việc trì hoãn cũng như tránh tình trạng dời task hay công việc của mình, dẫn đến việc ảnh hưởng đến uy tín của bản thân và khiến người giao task khó chịu, buồn, bực. Lúc đó mình hay tìm lý do để che đậy cho mình là “Không phải em không làm, mà do em chưa làm mà thôi”. Chính suy nghĩ đó giúp mình nuông chiều cái sự bướng và chậm trễ của bản thân. Mình nhận ra mình thường hay giải quyết các task lớn, cần nhiều thời gian, công sức trước mà bỏ qua các task nhỏ – làm nhanh nhưng cũng quan trọng khác. Ví dụ như trường hợp đưa bài cho bé A, mình có thể làm điều đó một cách nhanh chóng, chỉ tốn tầm 30s, nhưng mình lại delay tới gần 2 tuần. Điều đó xuất phát từ chuyện mình hiểu sai và đánh giá sai mức độ quan trọng và khẩn cấp của công việc. Cho nên mình cần phải học cách xếp loại và phân chia các task để làm. Để tránh việc lớn làm không tới, việc bé làm không xong, mình sẽ tham khảo mô hình Eisenhower – chia việc ra theo matrix: trục tung là Important và Less Important, trục hoành là Urgent và Not Urgent.
Việc phân loại như vậy sẽ giúp em hiểu được thứ tự ưu tiên và phân chia thời gian để làm một cách hợp lý và hiệu quả.
+ Important và urgent: DO IT NOW. Đó là những chuyện mình cần tập trung giải quyết ngay lúc đó và có một deadline để hoàn thành thật cụ thể.
+ Less important but urgent: COLLABORATION. Mình cần nhìn xung quanh các nguồn lực sẵn có từ team để cùng các bạn làm cho hoàn thành những công việc đó. Viết tới đây mình mới nhận ra thêm đó là mình cũng cần trở nên linh hoạt hơn, có nhiều việc đôi khi mình có thể chia sẻ với các bạn trong team để nhờ giúp đỡ, nhưng mà mình lại ngại và kiểu sợ phiền mấy bạn, vì đó là việc của mình mà. Nhưng bây giờ mình sẽ suy nghĩ khác, mình cũng cần sự giúp đỡ của các bạn, khi tìm đến các bạn em cần nói rõ mình cần các bạn hỗ trợ điều gì, mình đã có những gì, và các bạn cần làm gì. Như vậy, mình sẽ giải quyết được công việc cho xong, vừa biết được cách tận dụng nguồn lực bên cạnh mình.
+ Important but not urgent: SPECIFIC DEADLINE Đối với mình đây là cái ô kiểu “mất lượt” á, mình thường xuyên bỏ lỡ những công việc này cho tới khi nó dịch chuyển tới phần urgent. Điều đó sẽ khiến mình có sự chuẩn bị không tốt cũng như hoảng loạn trong lúc nguy cấp. Cho nên với những công việc mình có nhiều thời gian để làm, mà không cần quá vội thì em cần tự đặt deadline cho bản thân và tuân thủ theo nó để làm.
+ Less important but not urgent: SCHEDULE AND DIVIDE TASKS. Với những công việc nằm trong khung này thì mình cần phải tự outline ra những task mình cần phải làm để có một lịch cụ thể để làm những việc đó.
Mình cũng note được những việc em cần làm để quản lý thời gian được tốt hơn:
1. Em sẽ dành bao lâu để hoàn thành việc đó
2. Deadline là khi nào?
Khi nhận task thì cũng cần làm rõ:
1. Mức độ quan trọng của việc mình nhận
2. Mình cần chuẩn bị những gì để hoàn thành task đó 3. Thứ tự thực hiện như thế nào là hợp lý.
Trên đây là những gì mình học được từ chị Mentor của mình với hy vọng biết đâu có ai đó đang gặp trường hợp này và có thể tìm cách thoát ra khỏi sự trì hoãn này.