Có một vài “nhãn mác” về Gen Z ở nơi làm việc như lười, thụ động, kĩ năng kém,… Những đánh giá này hầu như không công bằng, mặc dù trong hầu hết các chỉ trích đều có cốt lõi sự thật. “gen Z” không lười biếng, nhưng họ có thể đã được nuôi dạy để dựa vào người khác thay vì giải quyết vấn đề của chính họ. Sau đây là 5 kỹ năng mà gen Z có thể phát triển để xóa bỏ định kiến về thế hệ của mình.
1. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Gen Z muốn tạo sức ảnh hưởng. Để đem lại những ảnh hưởng tích cực, gen Y sẽ cần kỹ năng giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, Gen Z vốn được bảo bọc, mong muốn mọi thứ có sẵn, được ba mẹ chiều chuộng nên sẽ khó có khả năng tự làm việc độc lập cũng như đưa ra quyết định khi cần. Từ đó khả năng giải quyết vấn đề cũng sẽ không còn được mài dũa,. Cuộc sống quá bằng phẳng thì người ta sẽ thường bị giảm khả năng đối diện với các vấn đề.
Vậy nên, hãy cho bản thân cơ hội để xây dựng những kỹ năng tự mình giải quyết vấn đề, ngay cả khi cha mẹ coi điều đó là không thể hay không được phép. Cách tốt nhất để học là LÀM. Vì vậy, trong khi yêu cầu giúp đỡ thường là hướng giải quyết thường tình khi bạn thực sự bế tắc. Hãy chống lại sự thôi thúc yêu cầu giúp đỡ – điều mà không cho bạn cơ hội suy nghĩ nghiêm túc và bắt đầu giải quyết vấn đề một cách độc lập. Để thể hiện tiềm năng lãnh đạo thực sự, bạn sẽ cần phải là người chủ động, xung phong đi đầu để tìm giải pháp cho riêng mình. Cùng với đó là việc biết khi nào nên nhờ giúp đỡ, chia sẻ sự tiến bộ của bạn để có sự tự chủ, chính kiến mà không làm gián đoạn bước tiến chung của cả nhóm.
2. Sự gắn bó lâu dài
Gen Z nổi tiếng là người nhảy việc với khoảng thời gian ngắn, thiếu kiên nhẫn để đi cùng một dự án đến phút chót. Đánh giá này bị cho là lỗi của Z-ers thay vì cân nhắc yếu tố không gian nơi làm việc hiện đại liệu có dẫn đến sự không hài lòng và thiếu mục đích của nhân viên. Tuy nhiên, kiên nhẫn, theo đuổi và gắn bó lâu dài là những kỹ năng mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng cần học hỏi.
Để thử thách sự thiếu kiên nhẫn của bạn, hãy tập trung và dồn tâm huyết cho mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những nhiệm vụ nhỏ. Lãnh đạo có nghĩa là chịu trách nhiệm cho một nhóm – cả thành viên và công việc. Và mỗi email hoặc nhiệm vụ tiếp theo được hoàn thành là một cơ hội để thể hiện trách nhiệm và đón nhận được cơ hội tiếp theo.
3. Khả năng tiếp nhận nhận ý kiến đóng góp
Các nhà quản lý lớn tuổi đôi khi có thể “sợ” đưa ra phản hồi cho nhân viên dựa trên lý thuyết rằng gen Z thích sự khen ngợi liên tục. Một nghiên cứu của Gallup cho thấy những nhân viên nhận được phản hồi tiêu cực chú tâm vào công việc nhiều hơn những nhân viên không nhận được phản hồi từ người quản lý của họ. Khi bạn được nhận xét, điều đó có nghĩa là ai đó đang đầu tư vào thành công của bạn và coi trọng bạn đủ để giúp bạn xây dựng các kỹ năng của mình.
Nếu bạn không nhận được những lời góp ý mang tính xây dựng, hãy yêu cầu nó. Khi bạn cho mọi người biết bạn cởi mở với những lời góp ý thì họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đưa ra phản ánh trung thực mà không sợ bạn sẽ phản ứng như thế nào. Và khi ý kiến được đưa ra, điều tối quan trọng là bạn phải thực sự lắng nghe. Việc lắng nghe những lời góp ý có thể sẽ đem lại cảm giác không hề dễ chịu, nhưng bạn nên biết chắt lọc được những cái hữu ích của mình. Người ta có thể cho bạn nhiều lời khuyên, có nghe và thực hiện hay không thì đó là lựa chọn của bạn.
4. Sự ghi nhận
Các định kiến tiêu cực về gen Z chỉ ra rằng thế hệ này muốn có nhiều sự ghi nhận trong khi đảm nhiệm ít công việc. Bạn có thể chứng minh rằng đó không đúng bằng cách đưa ra sự ghi nhận khi cần. Hãy nhiệt tình chia sẻ sự ghi nhận và tín nhiệm của bản thân đối với các dự án nhóm, và cũng là để xác định các thành viên nổi trội hơn. Ghi nhận công lao của người khác khi cần thiết sẽ tạo niềm tin trong nhóm của bạn và cho thấy tiềm năng lãnh đạo thực sự.
5. Ngắt kết nối với công nghệ
Nghiện công nghệ là một vấn đề với văn hóa của chúng ta, không chỉ gen Z. Nhưng nếu bạn thấy mình bị ràng buộc với các thiết bị điện tử, hãy cố gắng chống lại sự thôi thúc được kết nối mọi lúc. Tắt điện thoại và máy tính xách tay của bạn trong các cuộc họp để các đồng nghiệp thấy rõ rằng bạn đang đặt mọi sự chú ý vào họ. Khi tích cực trao đổi công việc, bạn cho thấy rằng bạn coi trọng các thành viên và thời gian của họ hơn là sự vội vàng thoáng qua khi kiểm tra điện thoại.
Tham gia ngay workshop: Khám phá và định vị bản thân để hiểu hơn về mình và phân tích SWOT – để khai phá điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội và thách thức. Từ đó, các nhà lãnh đạo trẻ có thể tự mình hoàn thiện chính mình hơn.