Đức Dalai – Lama từng nói: “Con người chúng ta là những tế bào xã hội. Chúng ta có mặt trên đời là hệ quả của những hành động của người khác. Chúng ta sống sót không lệ thuộc vào người khác. Không có mấy phút giây trong cuộc sống chúng ta nhờ cậy vào hành động của người khác. Không mấy ngạc nhiên khi hạnh phúc của ta chỉ có nghĩa khi xét trong mối tương quan với mọi người.”
Xã hội, nền kinh tế năng động sẽ ngày phụ thuộc vào sự liên kết và gắn bó lẫn nhau. Khi mọi vật càng kết nối chặt chẽ, chúng ta càng phụ thuộc vào con người và các kết nối. Có rất nhiều lý do khiến chúng ta từ chối việc “networking”.
Và lý do phổ biến nhất có lẽ là do chúng ta đều bận và ngại kết nối. Bạn có thể tìm hiểu và nghiên cứu ra phương pháp kết nối với người khác dễ dàng và thoải mái hơn. Dưới đây là 4 phương pháp giúp bạn thật sự yêu thích việc kết nối với người khác
“NETWORKING” LÀ GÌ MÀ AI CŨNG CẦN ĐẾN?
Có một sự thật mà chúng ta đều không thể phủ nhận. Đó chính là chúng ta đều phải dựa vào người khác để đạt được mục tiêu và biến ước mơ thành hiện thực. Không ai có thể thành công lâu dài nếu không xây dựng mạng lưới quan hệ và được người khác giúp đỡ. Không sớm thì muộn, những kẻ cô độc cũng sẽ đạt đến cực hạn và sự nghiệp sẽ dậm chân một chỗ.
Cố gắng xây dựng sự nghiệp thành công mà không “networking” giống như xây nhà mà không dùng cát. Nền móng của bạn sẽ yếu dần theo thời gian. Cuối cùng bạn sẽ nhận ra mình chìm dần chìm dần.
Có rất nhiều người tự hào về khả năng quan sát và đứng ngoài các quy ước của xã hội. Nhưng họ không nhận ra mình đang tạo cho bản thân một “lực cản” ngăn họ kết nối với người khác. Vì họ cho rằng đây là một hành vi thừa thãi, ngu ngốc. Điều này chỉ thật sự xảy ra đối với việc bạn có quá nhiều các mối quan hệ “sáo rỗng”. Khi chúng ta nhìn nhận lại đây như một cách vun đắp tình bạn lâu dài thì việc tạo dựng mối quan hệ sẽ ý nghĩa hơn.
Nhưng chính xác là cái gì đã khiến việc networking quan trọng đến vậy?
Một nghiên cứu kinh điển đã chỉ ra rằng trong cuốn sách Làm thế nào để xin được việc có viết: Trong 282 người đàn ông tham gia khảo sát thì có 56% đã có việc nhờ người quen. Trong khi chỉ có 19% xin được việc thông qua quảng cáo việc làm. 10% là nhờ những sáng kiến của họ có tính ứng dụng.
Chúng ta đang làm việc trong một thế giới không ngừng thay đổi. Nếu bạn được nhiều người biết đến và được nhiều người yêu mến. Nếu bạn cho người khác thấy bạn hào phóng, thân thiện và hay giúp đỡ người khác, thì cuối cùng, bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.
LÊN NGAY “WISHLIST” NHỮNG GƯƠNG MẶT MÀ BẠN MUỐN KẾT NỐI
Đừng rải “card visit” của bạn một cách thừa thãi và phung phí. Một khi bạn quay lưng đi, những người bạn mới gặp sẽ không thể nhớ đến danh thiếp của bạn. Hoặc tệ hơn, là vứt nó đi. Đây không phải là cách thông minh khi đi các sự kiện networking. Chỉ nên trao đổi danh thiếp của bạn sau những cuộc trò chuyện, và đầu tiên hãy hỏi danh thiếp của đối phương trước
Mẹo nhỏ bạn có thể áp dụng trước khi những buổi networking diễn ra đó là viết ra “wish list”. Bao gồm các gương mặt mà bạn muốn kết nối trong sự kiện. Cần nghiên cứu “profile” của họ một cách kỹ lưỡng để tránh tình trạng nhầm lẫn. Tìm những điểm chung của bạn và họ: chẳng hạn như cả hai đều có kết nối trên LinkedIn hoặc có cùng quan tâm tới 1 sự kiện sắp tới.
Những người giỏi kết nối sẽ rất kiên nhẫn và xây dựng mạng lưới của mình từng chút một. Họ biết cách tạo ra sự tin tưởng của người khác, họ bỏ công bỏ sức một chút mỗi ngày. Phần thưởng sẽ không đến nhờ vào tốc độ mà nhờ sự bền bỉ.
Bill Clinton đã nằm lòng nguyên tắc này trước khi ông trở thành Tổng thống. Khi còn là một sinh viên 22 tuổi, ông đã hình thành thói quen mỗi tối lại ngồi ghi chép lại tên của tất cả những người ông đã gặp trong ngày vào những tấm thẻ. Ông cần đảm bảo việc networking được xây dựng dựa trên niềm tin và sự hiểu biết lẫn nhau. Do đó đồng thời tạo nên mạng lưới tương lai.
“PHÁC THẢO” BẢN KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NETWORKING
Không sứ mệnh nào biến thành thực tiễn chỉ sau một đêm. Cũng như khi bạn xây nhà, bạn cần có những công cụ và kế hoạch thích hợp.
Bước đầu tiên trong kế hoạch networking là xác định mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Hãy nghĩ về những gì bạn muốn đạt được trong vòng ba năm. Sau đó hãy lùi lại còn tầm ba tháng và một năm. Tìm các mục tiêu tạm thời cho mỗi giai đoạn cho đến khi bạn kết thúc với một kế hoạch ba năm rõ ràng.
Bạn cần xây dựng mục tiêu A và B cho mỗi thời điểm. Ví dụ, mục tiêu A của bạn là trong ba năm sẽ trở thành một giáo viên. Mục tiêu B có thể là trở thành giáo viên làm việc tại khu vực mà bạn muốn sinh sống.
Với mỗi mục tiêu A và B. Hãy viết nơi bạn muốn đến và công cụ bạn cần phải có trước khi có thể hoàn thành mục tiêu. Cũng như tên của những người bạn nghĩ rằng có thể giúp mình một tay.
Phiên bản cuối cùng của kế hoạch networking nên mang tính cá nhân và chỉ áp dụng cho bạn. Chẳng hạn như hoàn thành ước mơ. Một kế hoạch hành động hoàn chỉnh sẽ trở thành lực đẩy cho bạn. Nó khiến bạn nhìn thấy mục tiêu trước mắt, và cung cấp mọi thông tin bạn cần. Có thể là việc cần đi đâu, cần làm gì, cần gặp ai trên chặng đường tiến đến “ngọn lửa xanh” của mình.
Ngoài ra, trong quyển sách “7 chiến lược thịnh vượng” của Jim Rohn. Tác giả đã chia sẻ khi chúng ta ở giữa những người chiến thắng thì ta cần học cách họ sống ra sao. Học cách chấp nhận thưởng thức những bữa ăn giàu sang. Khi chúng ta gặp những người mà ta cho là họ có phong cách sống mà mình ngưỡng mộ họ. Mình sẵn sàng mời họ một bữa ăn tối, và trong thời gian ăn tối đó, chúng ta sẽ quan sát cách họ ăn, cách họ chia sẻ kinh nghiệm. Vì người mentor của mình họ có rất nhiều kinh nghiệm. Nhưng họ cũng rất bận rộn, và thời điểm tốt nhất để họ chia sẻ kinh nghiệm, vốn sống của họ là khi ăn tối.
LÀM CHỦ THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN CỦA CHÍNH BẠN
Xung quanh chúng ta đầy rẫy các thương hiệu. Khi bạn nhìn thấy cái logo có ba sọc, bạn ngay lập tức nghĩ đến Adidas. Hình ảnh quả táo cắn dở được hình tượng hóa làm bạn nghĩ ngay đến Apple.
Tuy nhiên không phải chỉ có các công ty và sản phẩm mới có thể tạo thương hiệu. Người bình thường nhất cũng có thể làm điều đó!
Vậy bạn cần làm như thế nào? Làm thế nào để bạn biến mình thành một thương hiệu?
Bước đầu tiên là phát triển thông điệp thương hiệu cá nhân. Để làm điều này, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau: Điều gì khiến mình nổi bật và khác biệt? Thế mạnh và điểm yếu của mình là gì? Thành tựu làm mình thấy tự hào nhất là? Mình làm gì để tạo ra cảm giác mình đáng để làm quen? Bạn muốn người khác nghĩ gì khi họ nghe tên mình và nhìn thấy tên mình? Sau cùng là bạn muốn nổi tiếng về mặt nào?
KẾT
Tình yêu, kiến thức, các mạng lưới quan hệ mà chúng ta có được khi networking không phải là những tài khoản ngân hàng sẽ teo tóp lại nếu bạn sử dụng quá mức. Sáng tạo mang đến sáng tạo. Tiền bạc đem lại tiền bạc. Kiến thức tích góp kiến thức, và bạn bè giới thiệu bạn bè. Quy luật về sự nhân rộng chưa bao giờ thể hiện rõ ràng hơn trong thời đại kết nối. Khi thế giới vận hành ngày càng tuân thủ các nguyên tắc mạng lưới,
“Muốn đi nhanh thì đi một mình – muốn đi xa thì đi cùng nhau”. Vậy thì làm sao để tiếp cận được các mối quan hệ xã hội dễ dàng, hiệu quả nhất? Lead The Change Exchange Trip sẽ là chương trình đào tạo giúp bạn kết nối với những gương mặt tiềm năng. Các cơ hội được gặp gỡ, tương tác với những mentor, diễn gỉa nổi tiếng hàng đầu thế giới. Khi tham gia Exchange Trip, các nhà lãnh đạo trẻ còn đựoc đào tạo về các kỹ năng mềm như: Collaboration Skill, Communication Skill,.. Lead The Change tin chắc rằng đây sẽ là bước đệm đầu tiên giúp bạn mở rộng và xây dựng được mạng lưới quan hệ cho mình.
Nguồn: Lead The Change biên soạn và tổng hợp