Mỗi ngày, trước mắt chúng ta là một đại dương bao la vấn đề cần quyết định. Một số thì nhỏ và không quá quan trọng nhưng còn có những điều lớn hơn, tác động đến cuộc sống chúng ta. Điển hình như: Nên bầu chính trị gia nào? Có nên thử phương pháp ăn kiêng mới nhất không? Hay liệu email sẽ giúp bản thân trở thành triệu phú?
Những quyết định cứ đến dồn dập và thật khó để chúng ta luôn có thể đưa ra sự lựa chọn hoàn hảo. Tuy có nhiều cách khác nhau để chúng ta cải thiện nhưng chắc chắn duy nhất kỹ năng đặc biệt hiệu quả là sử dụng tư duy phản biện. Đây là cách tiếp cận câu hỏi cho phép chúng ta giải mã cẩn thận một tình huống, khám phá các vấn đề tiềm ẩn như thiên vị và thao túng, và rồi đưa ra quyết định tốt nhất. Một người có óc tư duy phản biện sẽ sử dụng phương pháp để loại bỏ mọi thứ, trừ thông tin hữu ích và đáng tin cậy nhất bằng cách xem xét và hoài nghi.
Sau đây là một chuỗi gồm 5 bước có thể giúp chúng ta giải quyết đa dạng các vấn đề:
1. Hệ thống câu hỏi
Nói một cách khác, xác định là hiểu rõ những gì bạn muốn tìm. Điều này không phải lúc nào cũng đơn giản như chúng ta nghĩ. Ví dụ nếu bạn đang đưa ra quyết định nên hay không thử phương pháp giảm cân mới nhất, lý do bạn đưa ra có thể đã bị tác động ngầm bởi nhiều yếu tố khác như đảm bảo bạn sẽ thấy rõ kết quả trong vòng 2 tuần. Nhưng nếu bạn tiếp cận tình huống với góc nhìn rõ ràng về những gì bạn thực sự đang cố gắng thực hiện bằng cách ăn kiêng thì cho dù là giảm cân, hay dinh dưỡng tốt hơn, có nhiều năng lượng hơn, bạn đều có thể kiểm tra thông tin này một cách nghiêm túc. Hãy tìm những gì bạn muốn biết và quyết định xem xu hướng mới có thực sự phù hợp với nhu cầu hay không.
2. Tổng hợp thông tin
Có rất nhiều câu hỏi ngoài kia, vì vậy, làm rõ các chi tiết trong câu hỏi sẽ giúp bạn xác định đâu là điểm có liên quan. Nếu bạn đang cố gắng quyết định ăn kiêng để cải thiện dinh dưỡng, bạn nên tìm hỏi chuyên gia giúp đưa ra lời khuyên hoặc đi tìm chứng thực từ người đã áp dụng. Thu thập thông tin sẽ giúp bạn cân nhắc các lựa chọn khác nhau, đưa bạn đến gần hơn với quyết định phù hợp mục tiêu.
3. Áp dụng thông tin
Đôi lúc, bạn cần đặt ra nghi vấn. Khi đối diện với quyết định, hãy tự hỏi chính bản thân, rằng: Cốt lõi công việc là gì? Còn tồn tại những nhận định nào? Cách hiểu thông tin đã thực sự hợp lý chưa? Chẳng hạn, có một email gửi đến với lời hứa biến bạn trở thành triệu phú, bạn nên xem xét: Điều gì định hình bạn tiếp cận tình huống này? Người gửi có đang nói thật hay không? Dựa trên bằng chứng, có hợp lý không khi cho rằng bạn sẽ có thật nhiều tiền?
4. Xem xét vấn đề liên quan
Hãy tưởng tượng đó là khoảng thời gian bầu cử, bạn vừa bầu một ứng cử viên chính trị dựa trên lời hứa của họ giúp các tài xế đổ xăng với chi phí thấp hơn. Thoạt nhìn, điều đó có vẻ tuyệt vời. Nhưng tác động lâu dài đến môi trường là gì? Nếu việc sử dụng xăng rẻ tiềnthì sẽ gia tăng ô nhiễm không khí. Đây là một hậu quả không lường trước và cần phải suy nghĩ.
5. Đưa ra góc nhìn đa dạng, đa chiều
Hãy tự hỏi tại sao rất nhiều người bị cuốn vào các chính sách của ứng cử viên chính trị đối lập. Ngay cả khi bạn không đồng ý với tất cả những gì ứng viên nói, việc tìm hiểu toàn bộ quan điểm có thể lý giải nguyên nhân một số chính sách có vẻ không hiệu quả đối với bạn để thu hút người khác. Điều này sẽ giúp bạn có thêm các lựa chọn thay thế, đánh giá các lựa chọn của riêng bạn và cuối cùng giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt hơn.
Năm bước trên chỉ là một công cụ, chắc chắn không hoàn toàn loại bỏ những lúc trong cuộc sống chúng ta gặp phải những quyết định khó khăn. Song, nó có thể giúp chúng ta có nhiều lựa chọn tích cực hơn để đưa ra quyết định. Tư duy phản biện có thể cung cấp các công cụ sàng lọc “đại dương” thông tin và tìm thấy những gì chúng ta đang tìm kiếm. Và nếu chúng ta có đủ tư duy phản biện để sử dụng, nó có sức mạnh biến thế giới thành một trở nên hợp lý hơn.