Đây là bài diễn văn của Robert Waldinger đã chia sẻ ở chương trình TED Talks tên là: “What makes a good life? Lessons from the longest study on happiness” (tạm dịch: “Điều gì khiến cuộc sống có ý nghĩa? Bài học rút ra từ nghiên cứu về sự hạnh phúc).
1. Đâu là lý tưởng sống mà bạn theo đuổi?
Điều gì làm cuộc sống chúng ta hạnh phúc và khỏe mạnh? Nếu mong muốn đầu tư vào tương lai, bạn sẽ đặt thời gian và tâm sức ở đâu? Một cuộc khảo sát gần đây về thế hệ trẻ nhằm tìm hiểu mục tiêu quan trọng nhất trong đời là gì, hơn 80% nói rằng mục tiêu chính là làm giàu. 50% khác trong số những con người trẻ tuổi đó nói rằng một mục tiêu chính khác trong cuộc đời là trở nên nổi tiếng.
Chúng ta liên tục được thúc đẩy làm việc, cố gắng hơn và đạt được nhiều hơn nữa. Từ đó, chúng ta hình thành quan điểm sống, đó chính là những thứ cần theo đuổi để có một cuộc sống tốt. Đa số những gì ta biết về cuộc đời con người thông qua cách chúng ta hỏi về quá khứ của họ và như chúng ta đã biết, việc hồi tưởng không hoàn toàn chính xác. Chúng ta quên rất nhiều những gì đã xảy ra trong cuộc đời, và đôi khi hồi ức là do tự sáng tạo nên.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể nghiên cứu con người từ khi họ mới là thanh thiếu niên đến cả lúc tuổi già để xem điều gì khiến mọi người hạnh phúc và khỏe mạnh? Chúng tôi đã làm được điều đó. Nghiên cứu về sự phát triển của người trưởng thành của Đại học Harvard, trong 75 năm chúng tôi đã theo dõi cuộc đời của 724 người đàn ông, năm này đến năm khác, hỏi về công việc, sức khỏe và cuộc sống gia đình của họ và đương nhiên hỏi tất cả mà không biết chính xác những câu chuyện về cuộc đời họ đã xảy ra như thế nào.
Khi họ tham gia nghiên cứu, tất cả những thanh thiếu niên này đều được phỏng vấn. Họ được khám sức khỏe. Chúng tôi đã đến nhà và phỏng vấn bố mẹ họ. Và khoảng thời gian sau, những thanh thiếu niên này trưởng thành. Họ trở thành những công nhân nhà máy và luật sư, thợ xây dựng và bác sĩ, một trong số họ trở thành Tổng thống Mĩ. Một phần trở nên nghiện rượu. Phần khác mắc bệnh tâm thần. Một số người leo lên nấc thang xã hội từ tận cùng đến cao nhất, và một số người thì đi hướng ngược lại.
2. Thông điệp rút ra từ cuộc nghiên cứu là gì?
Những người lập nên nghiên cứu này chưa bao giờ tưởng tượng được rằng tôi đang đứng ở đây, 75 năm sau, kể cho các bạn nghe rằng nghiên cứu này vẫn đang tiếp tục. Cứ 2 năm, bệnh nhân của chúng tôi và những nhân viên nghiên cứu lần nữa liên lạc với nhóm người đàn ông kia và yêu cầu chúng tôi gửi họ nhóm các câu hỏi về cuộc sống của họ. Một số người sống ở Boston hỏi chúng tôi: “Tại sao các ông vẫn muốn nghiên cứu tôi? Cuộc đời tôi đâu có thú vị như vậy.” Trái lại, những người Harvard không bao giờ hỏi câu hỏi đó.
Để thấy được bức tranh rõ nét nhất về cuộc đời những người này, chúng tôi không chỉ gửi họ những bản điều tra thăm hỏi ý kiến mà còn phỏng vấn tại phòng khách của họ. Chúng tôi nhận kết quả khám sức khỏe từ bác sĩ của họ. Chúng tôi quay phim họ nói chuyện với vợ về nỗi lo sâu thẳm nhất. Và khi, khoảng một thập kỉ trước, cuối cùng chúng tôi hỏi những người vợ nếu họ muốn tham gia cùng với vai trò là thành viên của cuộc nghiên cứu, nhiều người phụ nữ trong số đó đã nói: “Có lẽ đã đến lúc đó”.
Vậy chúng ta đã học được những gì? Những bài học rút ra từ hàng chục trong cả nghìn trang thông tin mà chúng tôi nghiên cứu được về cuộc sống những con người này là gì? Những bài học ấy không phải về sức khỏe hay sự nổi tiếng, sự nỗ lực trong công việc và nhiều hơn thế. Thông điệp rõ nhất mà chúng ta nhận được qua cuộc nghiên cứu 75 năm này là: Những mối quan hệ tốt giúp chúng ta hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn.
3. Vì sao sự cô đơn được xem là độc dược?
Chúng ta học được 3 bài học lớn về những mối quan hệ. Bài học thứ nhất là những mối quan hệ xã hội vô cùng hữu ích, còn sự cô đơn thì rất độc hại.Thật ra, những người kết nối với gia đình, bạn bè, với cộng đồng nhiều hơn sẽ hạnh phúc hơn, họ sẽ khỏe mạnh về thể chất và sống lâu hơn những người ít có sự kết nối. Những người hay xa lánh người khác thường cảm thấy họ ít hạnh phúc, sức khỏe sút giảm sớm hơn trong thời trung niên, Chức năng não bộ ngày càng giảm sút và họ tuổi thọ ngắn hơn những người có nhiều mối quan hệ. Sự thật đáng buồn là ở bất kì thời điểm nào, nhiều hơn một trong số năm người bảo rằng họ đang cô đơn.
Chúng tôi biết rằng bạn có thể cảm thấy cô đơn trong một đám đông và cô đơn trong một cuộc hôn nhân, vậy bài học lớn thứ hai mà chúng ta học được là không phải là số lượng bạn bè bạn có, và cũng không phải việc bạn có ở trong một mối quan hệ ràng buộc, mà chính là chất lượng của mối quan hệ gần gũi với bạn mới đáng quan trọng. Hóa ra, sống ở giữa xung đột là “độc dược” đối với sức khỏe chúng ta. Những cuộc hôn nhân hay xảy ra tranh chấp, ví dụ như việc thiếu thốn tình cảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí có thể còn tệ hơn việc ly hôn. Việc sống giữa những mối quan hệ tốt đẹp, ấm áp sẽ bảo vệ chúng ta.
4. Bạn dành thời gian cho những ưu tiên nào?
Vậy thông điệp này, rằng những mối quan hệ gần gũi rất tốt đối với sức khỏe và sự hạnh phúc của ta. Tại sao đây là việc khó đạt được và dễ bị lờ phớt đi? Chúng ta đều là những người cần một giải pháp nhanh chóng. Những mối quan hệ rất rối ren và phức tạp, việc dành sức lực quan tâm đến gia đình và bạn bè, nó không thu hút hay thuyết phục. Nó kéo dài và không bao giờ chấm dứt. Những người trong cuộc nghiên cứu 75 năm cảm thấy hạnh phúc nhất khi nghỉ hưu là những người đã khiến những người đồng nghiệp trở thành bạn bè mới của họ. Cũng giống như những thế hệ trẻ trong cuộc khảo sát gần đây, rất nhiều người trong số những người đàn ông bắt đầu là những thanh niên đã từng tin rằng danh vọng và của cải và thành tích cao là những gì họ cần theo đuổi để có cuộc sống tốt. Nhưng quay đi quay lại, trong hơn 75 năm này, nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy rằng những người hạnh phúc nhất là những người quan tâm đến những mối quan hệ, với gia đình, bạn bè, cộng đồng.
Còn bạn thì như thế nào? Cứ cho rằng bạn 25, hoặc 40, hoặc 60 tuổi. Làm sao để xây dựng những mối quan hệ? Có rất nhiều cách, đơn giản như việc dành thời gian với nhau hoặc thúc đẩy những mối quan hệ cứng nhắc bằng cách làm những điều mới mẻ cùng nhau, những cuộc đi bộ dài hay những buổi hẹn đêm hoặc liên hệ với các thành viên trong gia đình mà bạn chưa nói chuyện trong nhiều năm.
Tôi muốn kết lại bằng một danh ngôn của Mark Twain. Hơn một thế kỉ trước ông ta nhìn lại cuộc sống của mình và viết: “Cuộc đời thật sự quá ngắn ngủi, chúng ta không có thời gian sống trong những cuộc cãi vã, những lời xin lỗi hay những lời lẽ tổn thương. Chỉ có thời gian để sống trong sự yêu thương và dũng cảm bày tỏ tình cảm ấy”.