Phương pháp dạy học nghiêm khắc và giáo viên xuất sắc đã giúp quốc đảo đứng đầu về giáo dục.
Khi Singapore giành được độc lập vào năm 1965, quốc đảo này có rất ít “bạn” và thậm chí không có tài nguyên. Làm thế nào mà nước này có thể trở thành trung tâm tài chính lớn của thế giới? Thủ tướng đầu tiên của Singapore, ông Lý Quang Diệu giải thích rằng: “Chiến lược đó chính là phát triển nguồn tài nguyên sẵn có duy nhất của Singapore: Con người”.
Ngày nay, hệ thống giáo dục của Singapore được đánh giá tốt nhất thế giới. Đất nước này luôn đứng đầu trong Chương trình OECD về Đánh giá sinh viên quốc tế (PISA), một bài kiểm tra được tổ chức ba năm một lần cho những đứa trẻ 15 tuổi ở hàng chục quốc gia, tập trung vào ba lĩnh vực chính là toán học, khả năng đọc và khoa học. Học sinh ở Singapore được cho là đi trước 3 năm so với học sinh Mỹ về Toán học. Singapore cũng thực hiện khá tốt các kỳ thi cho trẻ nhỏ, và những sinh viên tốt nghiệp ở các trường tốt nhất nước này có thể được tìm thấy ở khắp các trường đại học danh tiếng nhất thế giới.
Quốc đảo này có rất nhiều điều để dạy thế giới. Nhưng nhiều quốc gia lại không sẵn sàng học. Một trong những nguyên nhân là do Singapore ưa chuộng phương pháp sư phạm truyền thống với người giáo viên làm chủ lớp lớp học, điều này trái với nhiều nhà cải cách ưu tiên sự khai phóng, nhiều nhà giáo dục thậm chí còn khuyến khích trẻ em tự học. Mặc dù các nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng trực tiếp giảng dạy thật sự là một phương pháp tốt để truyền đạt kiến thức, nhưng các nhà phê bình cho rằng cách “drill and kill” (ý chỉ cách giáo dục “giết chết” sự cầu tiến của người học) của Singapore đang tạo ra những “thiên tài” toán học thụ động và thảm hại. Những bậc cha mẹ rất lo lắng về sự áp lực mà hệ thống giáo dục đang đặt lên con họ (và lên họ, ngay cả khi họ đưa trẻ đến các lớp học thêm).
Tuy nhiên, Singapore chỉ ra rằng để có được sự thông minh trong học tập không nhất thiết phải đánh đổi bằng kỹ năng cá nhân. Năm 2015, học sinh Singapore vẫn dẫn đầu xếp hạng PISA về kỹ năng phối hợp giải quyết vấn đề, ghi điểm còn lớn hơn cả bài kiểm tra về khả năng đọc và khoa học. Nước này còn tự báo cáo là quốc gia hạnh phúc – hơn cả trẻ em ở Phần Lan, một quốc gia mà các nhà giáo dục coi là một ví dụ về cách đạt được kết quả đặc biệt với các phương pháp giảng dạy nhẹ nhàng hơn. Không hài lòng với những thành tựu của mình, Singapore hiện đang đề ra các cải cách nhằm cải thiện sự sáng tạo và giảm áp lực. Đây không phải là một dấu hiệu của sự thất bại mà là một cách tiếp cận dẫn đầu về cải cách giáo dục, đó là bài học đầu tiên trong ba bài học mà Singapore gửi gắm đến thế giới.
1.Cải cách toàn bộ hệ thống
Trong khi các quốc gia khác thường thực hiện các cải cách từng phần và không phối hợp, Singapore cố gắng xem xét toàn bộ hệ thống. Điều đó rất hiệu quả trong nghiên cứu giáo dục. Tất cả các cải cách đều được thử nghiệm với kết quả được theo dõi cẩn thận trước khi được triển khai. Sự thận trọng được đặt vào các ý tưởng mới và kết quả phải được áp dụng vào các trường học. Sách giáo khoa được xây dựng một cách cẩn thận, các kế hoạch, thực hành mẫu là những hoạt động giáo dục thường được coi là lỗi thời ở châu Âu lại được áp dụng vào chuyên môn ở lớp học. Sự liên kết tốt giữa các đánh giá, trách nhiệm và phong cách giảng dạy hoàn hảo là kết quả mà nước này đạt được.
2. Chương trình học hẹp nhưng sâu
Bài học thứ hai là nắm lấy cách tiếp cận giảng dạy đặc biệt của Singapore, điển hình là trong toán học – như cách mà Mỹ và Anh đang làm ở một mức độ nào đó. Nó nhấn mạnh một chương trình giảng dạy hẹp hơn nhưng sâu hơn và tìm cách đảm bảo rằng cả lớp vẫn tiến bộ thông qua giáo trình. Học sinh gặp khó khăn sẽ có các buổi học thêm bắt buộc để giúp các em theo kịp, ngay cả những học sinh không có năng khiếu vẫn có thể học tốt. Một bài phân tích vào năm 2016 của Anh cho rằng phương pháp của Singapore đã cải thiện kết quả, dù đôi chỗ có sự kém hiệu quả.
3. Chính sách đào tạo và trọng dụng giáo viên giỏi
Bài học thứ ba cũng là bài học quan trọng nhất đó chính là tập trung vào việc đào tạo những giáo viên xuất sắc. Ở Singapore, người ta dành ra 100 giờ đào tạo một năm để cập nhật những kỹ thuật mới nhất. Chính phủ cũng trả tiền cho họ. Những lớp học với quy mô lớn hơn vẫn có thể được đáp ứng (trung bình là 36 học sinh, so với 24 theo tiêu chuẩn OECD). Điều kiện tốt hơn và suy nghĩ cũng tiến bộ hơn, thà học trong một lớp học đông đúc nhưng được dạy bởi những giáo viên xuất sắc còn hơn học trong một lớp học nhỏ mà lại được dạy bởi những người tầm thường. Những giáo viên muốn có được tiếng tăm hơn chứ không phải gánh nặng quan liêu của các trường học có thể trở thành những “giáo viên bậc thầy” với trách nhiệm đào tạo thế hệ học trò của họ. Những giáo viên giỏi nhất sẽ được đề cử vào Bộ giáo dục và nhận được tiền thưởng khủng: nhìn chung, các giáo viên được trả lương tương đương với những người làm việc trong các ngành nghề tư nhân. Giáo viên cũng phải đánh giá hiệu suất hàng năm một cách nghiêm ngặt.
4. Lớp học được chia nhỏ
Các quốc gia khác muốn tránh giống Singapore trong việc phân chia những học sinh có thành tích cao thấp vào các trường khác nhau từ độ tuổi 12. Quy mô lớp học của Singapore vẫn cho phép mức độ tập trung nhất định. Người đứng đầu Bộ giáo dục nói rằng ông nhớ đến 80% tên những giáo viên hàng đầu, điều này giúp cho việc kiểm soát mọi việc đang diễn ra dễ dàng hơn. Ở hầu hết các nước, hiệp hội các giáo viên và phụ huynh vẫn đang “chịu đựng” những lớp học cỡ lớn.