Hòa nhập không hòa tan là một trong những câu hỏi của nhiều bạn trẻ đang muốn trở thành công dân toàn cầu. Làm thế nào để gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa của mình, của dân tộc nơi xứ người. Cùng theo dõi những chia sẻ từ phía các anh chị speakers để tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này nhé.
Trong xã hội có nhiều sự đa dạng, chuyện khẳng định được màu sắc cá nhân của mỗi người sẽ là một thử thách khó hơn nữa và làm thế nào để vượt qua những khó khăn trong việc định hướng và xác định bản sắc cá nhân và duy trì sự tự tin cho bản thân.
1. Việc bị hòa tan trong bối cảnh đa văn hóa là như thế nào?
Chị Phương: Hòa tan xảy ra khi bản thể của mình gặp những bản thể khác biệt với chính mình tại thời điểm đó. Những khác biệt đơn giản như khác về vùng miền, giọng nói, màu da, văn hóa, nhân sinh quan thì gây ra những xung đột. Đứng trước những xung đột đó, hầu như ai cũng sẽ bối rối khi mình khác với số đông. Thích nghi và hòa tan là khác nhau. Thích nghi là mình chủ động mình chọn cái mới để học, biến nó thành của mình, dung hòa được với con người cũ của mình. Hòa tan là mình chối bỏ hoàn toàn con người cũ của mình, văn hóa cũ và mở đường cho văn hóa mới chảy vào.
Anh Quang: Khi mình vươn ra thế giới và mình sẽ có những nguy cơ cũng như những điều tích cực khác nhau. Nguy cơ là mình bị pha trộn, dễ bị lạc lõng hay sốc văn hóa, hòa tan hoàn toàn những giá trị mình vốn có. Khía cạnh tích cực trong việc giao lưu học hỏi, tạo bản sắc mới cho bản thân, bảo tồn những gì mình có, nhận được sự tôn trọng và nâng cao sự hiểu biết với những nền văn hóa mới.
Chị Phương: Hòa tan xảy ra khi bản thể của mình gặp những bản thể khác biệt với chính mình tại thời điểm đó. Những khác biệt đơn giản như khác về vùng miền, giọng nói, màu da, văn hóa, nhân sinh quan thì gây ra những xung đột. Đứng trước những xung đột đó, hầu như ai cũng sẽ bối rối khi mình khác với số đông. Thích nghi và hòa tan là khác nhau. Thích nghi là mình chủ động mình chọn cái mới để học, biến nó thành của mình, dung hòa được với con người cũ của mình. Hòa tan là mình chối bỏ hoàn toàn con người cũ của mình, văn hóa cũ và mở đường cho văn hóa mới chảy vào.
Anh Quang: Khi mình vươn ra thế giới và mình sẽ có những nguy cơ cũng như những điều tích cực khác nhau. Nguy cơ là mình bị pha trộn, dễ bị lạc lõng hay sốc văn hóa, hòa tan hoàn toàn những giá trị mình vốn có. Khía cạnh tích cực trong việc giao lưu học hỏi, tạo bản sắc mới cho bản thân, bảo tồn những gì mình có, nhận được sự tôn trọng và nâng cao sự hiểu biết với những nền văn hóa mới.
2. Những yếu tố mang màu sắc văn hóa Việt Nam ở nơi mình sinh sống và những cách để quảng bá hình ảnh Việt Nam
Anh Quang: Anh đang sinh sống tại Hàn Quốc và anh thấy hai nước có khá nhiều điểm tương đồng. Nên những hình ảnh Việt Nam được quảng bá tại xứ sở kim chi rất dễ tìm thấy. Anh cho rằng ẩm thực, lễ hội và ngôn ngữ là 3 yếu tố thể hiện rõ nhất bản sắc dân tộc.
+ Ẩm thực Việt Nam xuất hiện rất nhiều tại Hàn Quốc: phở, bánh mỳ, bún chả, cơm tấm, bún cá,… Người Hàn rất thích món ăn Việt Nam và số lượng người Việt ở đây cũng rất là đông. Ẩm thực là yếu tố dễ dàng được lưu giữ nhất. Đặc biệt ở Hàn Quốc còn có hẳn một con phố mang đậm màu sắc Việt Nam là khu phố ăn Quy Nhơn gồm 20 quán ăn khác nhau
+ Lễ hội: Cả hai nước đều theo truyền thống Á Đông nên các ngày lễ cũng được nghỉ như ở Việt Nam. Hằng năm, cộng đồng người Việt tại Hàn thường tổ chức rất nhiều lễ hội văn hóa.
+ Ngôn ngữ: Tiếng Việt và Tiếng Hàn có khoảng 70% là giống nhau đặc biệt là từ vựng và tiếng Hán, nên không khó kiếm thấy những từ đồng âm hay đồng nghĩa. Một điểm đáng chú ý là tiếng Việt đã được phổ cập tại Hàn Quốc như ngoại ngữ thứ hai để đánh giá năng lực khi chuyển giao từ cấp 3 lên Đại học từ 2013.
Chị Phương: Văn hóa phương Tây khác biệt hoàn toàn với văn hóa Á Đông. Tuy nhiên, cộng đồng người Việt ở đây cũng khá đông nên mình vẫn dễ dàng tìm thấy những món ăn ngày lễ tại đây như bánh trung thu. Có những khoảng thời gian chị sống ở khu vực rất ít người Việt, cho chị cơ hội để cảm nhận rõ về dòng máu Việt đang chảy trong mình một cách chân thật nhất. Khi chị thay đổi khu vực sống thì chị thấy nhiều hơn các nhà hàng Việt. Người Anh có một thói quen là “small talk” nói về những chuyện vụn vặt rất là nhiều, đây là một trong những cách để tăng cường networking. Trong những buổi này thì những câu hỏi như “Cuối tuần bạn làm gì”, “có gì hay ho không”, chị share về những nhà hàng Việt chị đi ăn, hay những món ăn chị nấu. Chị cũng thường nấu mời mọi người những món ăn Việt hoặc gửi tặng những thức ăn chị mang từ VN qua. Bằng cách lắng nghe, khen những cái mình recommend thì chị thấy rất là vui. Các món ăn của người Việt có hương vị hòa quyện với nhau nên người Anh ăn vào sẽ cảm nhận được sự bùng nổ hương vị, khi những món ở Anh thì ít gia vị.
Nhờ vào những video giới thiệu về du lịch Việt Nam ngày càng được phổ biến khiến cho những người bạn của chị ở Anh cũng rất hào hứng khi có cơ hội qua đây. Khoảng cách về địa lý nên mỗi dịp như vậy họ sẽ dành cả tháng để có thể tham quan hết những địa điểm du lịch. Bằng những kinh nghiệm du lịch của mình, khi chị chia sẻ về những lý do tại sao nên đến điểm này, điểm kia, chị cảm thấy tự hào và yêu hơn Việt Nam của mình
3. Những thông tin về Việt Nam mà khi anh chị kể cho bạn bè quốc tế khiến họ ngạc nhiên
Chị Phương: Cách nhau khá xa nên có rất nhiều thứ về VN khiến cho người Anh cảm thấy ngạc nhiên. Người Anh biết rất nhiều về Việt Nam qua chiến tranh và mọi người không nghĩ ở Việt Nam có thể phát triển nhanh đến như thế. Thông qua những địa điểm du lịch, trong mắt người Anh, Việt Nam là nơi giao thoa giữa hiện đại và quá khứ như có những vùng quê yên bình, biển đẹp nhưng cũng có những thành phố hiện đại. Không chỉ ở nơi chị sing sống mà nhiều người ngoại quốc khác chỉ biết đến Việt Nam qua các thước phim chiến tranh hay món phở, nên cũng không biết được Việt Nam chuyển mình nhanh đến nhường nào. Nên những người trẻ chúng ta sẽ chính là những người Việt chân thật nhất để góp phần truyền bá những hình ảnh mới này.
Anh Quang: Cà phê của Việt Nam có lượng tiêu thụ thuộc top đầu tại Hàn Quốc và ngày càng có nhiều văn phòng đại diện, các chuỗi cà phê xuất hiện ở thủ đô Seoul. Khi có cơ hội đi giao lưu văn hóa với các bạn ở đây, mọi người khá là ngạc nhiên về tính truyền thông và sự tiện lợi của nón lá và áo dài Việt Nam. So với Hanbok thì các trang phục Việt Nam dễ tìm thấy, phổ biến và có giá phải chăng hơn rất nhiều. Nha Trang, Phan Thiết và Đà Nẵng là 3 thành phố biển được những người bạn Hàn Quốc của anh rất là mê. Và sầu riêng, măng cụt và xoài là 3 loại trái cây được ưa chuộng của người Hàn khi đến thăm Việt Nam, tuy nhiên 3 loại quả này chưa được nhập khẩu sang Hàn.
4. Vì sao việc giữ gìn bản sắc cá nhân lại quan trọng trong một thế giới đa văn hóa và hội nhập hiện nay?
Chị Phương: Chị thấy gần đây các bạn trẻ thường rơi vào khủng hoảng bản sắc cá nhân (identity crisis). Nó xảy ra khi mình nhận được quá nhiều thứ từ bên ngoài như thông tin, biết nhiều bạn trẻ khác giỏi giang hơn, mình không biết mình muốn gì hay mình lo sợ mình có đang đi đúng hướng không,… Ở môi trường hội nhập như hiện nay thì bản thân rất dễ lung lay hơn so với thế hệ trước đây. Khi mình càng đi ra ngoài, mình càng thấy mình càng nhỏ bé lại. Có một câu mà chị rất thích “Nếu như mình không tin vào bản thân mình thì không có ai tin mình cả”. Thế nên việc giữ gìn bản sắc cá nhân mình chính là giữ gìn cái niềm tin bên trong chính mình. Gạt bỏ qua các cái bằng cấp, những cái phù du thì mình chỉ còn lại chính mình thôi, lúc ấy mình cần phải tin vào chính mình. Giống như xây dựng một thương hiệu cá nhân, mình là một người tử tế, mình là một người ham học hỏi, đáng tin cậy, thì đây là những giá trị cốt lõi của mình. Khi mình biết giá trị thuần túy nhất của mình thì mình có chỗ dựa rất là vững chắc. Khi mình bị lung lay, mình sợ thất bại, khi mình mất phương hướng thì mình nhìn lại những giá trị cốt lõi này để vững tin hơn.
Anh Quang:
“Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
“Maintain your identity build your team, expand your network and grow your inner self”
Mình cần tôn trọng chính bản thân mình, xây dựng một bản sắc văn hóa cho cá nhân. Từ đó, mình có thể đại diện cá nhân, tổ chức, tập thể hay quốc gia ở một đấu trường quốc tế. Việc duy trì bản sắc cá nhân giúp tăng cường sự gắn kết của mình với thế giới bên ngoài cũng như phát triển những kỹ năng mà trước đây mình chưa nhận ra được. Tăng được khả năng sáng tạo và phát triển mỗi ngày để mình hòa nhập và biết được sự đa dạng thế giới bên ngoài.
5. Người Việt mình khi vươn ra thế giới có gặp những định kiến nào không, cách vượt qua và đối diện với những định kiến này như thế nào?
Anh Quang: Khi mới qua Hàn Quốc thì điều khiến anh cảm thấy khó khăn là việc sốc văn hóa và anh đã đăng ký khóa Hòa nhập xã hội để có thể hiểu hơn về văn hóa nơi đây. Khóa học này miễn phí và được mở ra để khuyến khích cho người ngoại quốc tham gia để học tiếng và hiểu hơn về văn hóa của xứ sở Kim Chi. Anh quan sát thấy nhiều bạn trẻ khi sang còn bị lạ lẫm với phương pháp và thời gian làm việc, quan điểm và giá trị trong lễ nghi
Chị Phương: Giống như anh Quang, chị Phương cũng bị sốc văn hóa khi giao tiếp cùng người bản xứ dù trong các sinh hoạt đơn giản hằng ngày. Dần dần chị nhận ra mấu chốt của việc giao tiếp là mình hiểu được nhau là được, nên không quan trọng là mình nói hay hay mình diễn đạt bay bổng. Việc hỏi lại những đoạn hội thoại lúc đầu khiến chị xấu hổ nhưng sau đó chị nhận ra rằng việc hỏi này không phải xúc phạm đối phương mà tất cả mọi người đều biết rằng “trong môi trường đa dạng như vậy, việc không hiểu nhau là chuyện bình thường”.
6. Làm thế nào để một người trẻ vượt qua những lúc mất định hướng và khẳng định được bản sắc cá nhân cũng như duy trì được sự tự tin?
Anh Quang: Duy trì bản sắc cá nhân mình cần bổ sung thêm kiến thức cá nhân, biết giới hạn của mình đến đâu ở các khía cạnh khác nhau: giá trị, sở thích, mục tiêu trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn ở môi trường mới. Trong môi trường đa văn hóa rất rộng thì mình cần tìm hiểu nhiều nền văn hóa khác nhau, tôn trọng sự khác biệt. Duy trì được sự tự tin thì mình phải học cách thích nghi và trau dồi các kỹ năng mình giỏi, tự tin nhất. Phát triển các kỹ năng mềm, mở rộng mạng lưới, network của mình, tìm những người đồng hành hỗ trợ mình trên con đường tìm kiếm bản sắc cá nhân và duy trì sự tự tin của chính mình.
Chị Phương: Việc mình xác định được bản sắc văn hóa cá nhân sẽ là một hành trình, mình thử, mình thất bại và mình học được từ điều ấy. Từ đó mình sẽ hình thành nên một phiên bản tốt hơn. Các bạn trẻ nên cởi mở học hỏi vì càng đi chúng ta thấy mình càng nhỏ bé hơn. Nhỏ bé không phải là mình tự ti mà là mình chưa biết chứ không phải là không biết. Cứ thử và trải nghiệm. Sau đó mình xin lời khuyên từ những người mentor, những người đi trước. Yên tâm là ai cũng sẽ lạc lối, có sai thì mình mới biết sửa ở đâu, cái chi phí cũng sẽ không lớn khi mình còn trẻ. Tự tin, thoải mái để khám phá bản thân. Việc ra nước ngoài vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho các bạn trẻ khám phá chính mình
Hành trình đi tìm mình là hành trình cả đời.
Cảm ơn bạn đã cùng theo dõi Chuỗi hội thảo “Vươn ra thế giới” của Lead The Change. Mời bạn đăng ký tham gia các tập còn lại của Webinar
Recap Webinar 1: Cơ hội và thách thức của người trẻ trong giai đoạn toàn cầu hóa
Recap Webinar 2: Hành trang hội nhập, người trẻ cần chuẩn bị những gì?
Recap Webinar 3: Tôn trọng sự đa dạng
Recap Webinar 5: Cơ hội hội nhập
Tìm hiểu về cơ hội quốc tế cho người trẻ Việt tại Singapore và Hàn Quốc – Lead The Change Exchange Trip