Chiều ngày 16/10/2022 vừa qua, tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG-HCM), sự kiện Entrepreneurship Talk với chủ đề From An Engineer To An Entrepreneurship do Lead The Change tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp. Sự kiện mang đến những chia sẻ quý giá và truyền cảm hứng đến các bạn sinh viên về câu chuyện khởi nghiệp, phát triển bản thân cũng như vận hành doanh nghiệp thực tiễn với sự đồng hành của các vị diễn giả đặc biệt có xuất phát từ ngành kỹ thuật và phát triển trong nhiều lĩnh vực:
- Anh Lý Vũ Thịnh (Chairman VATICO Retail)
- Anh Nguyễn Viết Phương (HR Director – Asia Foods Corporation)
- Anh Lê Huy Luyện (Senior IT Consultant FPT Software)
- Anh Hải Nhân (Managing Director GEEK Up)
- Cùng sự điều phối chuyên nghiệp, lôi cuốn đến từ phía Chị Linh Hoàng (Director Lead The Change).
Hãy cùng xem qua những nội dung chính đã được đề cập trong chương trình:
Lợi thế và thách thức của sinh viên công nghệ đi khởi nghiệp
Khi là sinh viên trong mảng kỹ thuật – công nghệ, các bạn có thể thích nghi với mọi môi trường làm việc năng động và đa dạng thông qua kiến thức chuyên sâu đã được trang bị ở ghế nhà trường. Ngoài ra, với những đặc thù ngành yêu cầu như tính tỉ mỉ, cẩn thận với các công việc liên quan trực tiếp đến chất lượng, kế hoạch cũng như kỹ năng làm việc độc lập, xử lý tình huống nhanh và ý chí cầu tiến, các bạn có thể dễ dàng nắm bắt và tạo nên những cơ hội cho riêng mình trong việc làm chủ doanh nghiệp trẻ , Anh Hải Nhân nhấn mạnh.
Về mặt thách thức, theo chia sẻ của Anh Viết Phương, đối với dân kỹ thuật trong hành trình khởi nghiệp, các bạn trẻ thường gặp rắc rối với rối với các vấn đề về quản trị doanh nghiệp khi công ty tiến hành mở rộng quy mô hay thị trường có biến. Ngoài ra, công tác quản lý vận hành và định hướng chiến lược phát triển. Việc định giá cho sản phẩm dịch vụ là một áp lực nữa của startup trẻ có background kỹ thuật, công nghệ khi hội nhập vào thị trường đầy cạnh tranh. Vậy, làm sao giải được những bài toán hóc búa này để duy trì và phát triển doanh nghiệp? Đó là Học hỏi và Kinh nghiệm:
- Học hỏi yêu cầu chủ doanh nghiệp khi đã xác định được các thế mạnh và yếu, phải trau dồi kiến thức trong các khâu kế toán, tiếp thị, bán hàng… ngoài chuyên môn kỹ thuật vốn có của mình bằng việc tham gia vào các khóa học quản trị. Hơn nữa, việc trải nghiệm trong công việc bấy lâu sẽ giúp họ “thẩm thấu” kiến thức nhanh hơn.
- Đối với yếu tố Kinh nghiệm, các diễn giả cho biết bản thân đã nhiều lần vấp ngã cũng như chọn sai hướng, nhờ vào những thất bại ấy mới có được “chỗ đứng” vững chắc như hôm nay. Vì thế Kinh nghiệm ở đây có nghĩa là các bạn trẻ đừng ngần ngại “xông pha ra trận”, trải nghiệm, khám phá nhiều điều nhất có thể để biết được giá trị và hạn chế của bản thân, từ đó cải thiện, phát triển.
Sinh viên kỹ thuật muốn khởi nghiệp, cần chuẩn bị gì?
Theo quan điểm của Anh Huy Luyện, câu chuyện khởi nghiệp chưa bao giờ là “màu hồng”, và xây dựng cả một sự nghiệp từ hai bàn tay trắng là con đường vô cùng chông gai. Đặc biệt đối với sinh viên thuộc nhóm ngành kỹ thuật, các bạn cần trang bị nhiều hơn những kỹ năng chuyên môn để tạo dựng thành công một doanh nghiệp cho riêng mình:
Đầu tiên phải kể đến kỹ năng lãnh đạo và truyền cảm hứng, người lãnh đạo thực thụ cần biết quan sát, phân phối công việc và nhìn nhận kịp thời để đưa ra những thay đổi linh hoạt trong hệ thống và nhân sự. Dù biết khởi nghiệp là con đường khó khăn và sẽ có nhiều lần bạn rơi vào tình
Tiếp đến là kỹ năng lập kế hoạch và quản lý rủi ro, phải luôn đảm bảo người làm chủ doanh nghiệp có thể đưa ra những kế hoạch khả thi và hướng toàn hệ thống làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định. Đồng thời hãy chắc rằng dự trù được càng nhiều càng tốt những vấn đề có thể xảy ra và bình tĩnh xử lý chúng.
Cuối cùng, không thể bỏ qua kỹ năng kết nối, khả năng diễn đạt tinh tế và thuyết phục mang lại cho các bạn trẻ bạn những bản hợp đồng của đối tác và phát huy tốt trong quản lý nhân sự. Và hành trình gian nan này, “đơn thương độc mã” sẽ không mang lại thành công. Phần lớn cơ hội đều bắt nguồn từ các mối quan hệ mà chúng ta vun đắp, không chỉ dừng ở qua lại xã giao mà trọng tâm là sự chân thành, tạo dựng được sự kết nối bền bỉ. Thông qua networking, các bạn sinh viên có thể tìm kiếm được những người đồng hành thông minh, nhiệt huyết mà không tốn nhiều chi phí và thời gian.
Làm thế nào để biến ý tưởng thành một doanh nghiệp thực tế?
Một ý tưởng kinh doanh tốt, sáng tạo và đáp ứng được 1 nhu cầu nào đó của thị trường sẽ giúp bạn thành công đến 75% trong bước chuẩn bị ban đầu, Anh Vũ Thịnh nhận định. Thực tế, ý tưởng là chưa đủ, điều quan trọng là các bạn sinh viên phải hành động để biến ý tưởng đó thành một sản phẩm cụ thể, được người tiêu dùng chấp nhận. Để thành công, doanh nghiệp phải tạo ra cái gì đó mà mọi người muốn dùng chứ không phải tạo ra những cái mà người ta đã có sẵn. Đồng thời, bạn cũng cần phải bảo vệ ý tưởng của mình và xây dựng một nền tảng vững chắc. Phải luôn tin tưởng vào ý nghĩ của mình. Thiếu các nội dung đó, bạn sẽ rất dễ thất bại ngay từ lúc sơ khai.
Hiện thực hóa các ý tưởng qua cuộc thi IEB
Bạn là sinh viên Công Nghệ, Kỹ Thuật và đang ấp ủ trong mình ước mơ khởi nghiệp? Bạn muốn đầu quân cho Big4? Hay chỉ đơn giản muốn trải nghiệm và thử sức với một sân chơi mới cho sinh viên trong việc phát triển bản thân? Lead The Change xin gửi đến bạn thông tin về cuộc thi Impact Entrepreneurship Bootcamp (IEB) kết hợp cùng chuyến trao đổi ngắn hạn tại Singapore thông qua chương trình Singapore LTCET. Qua cuộc thi, tổ chức mong muốn tạo sân chơi cho sinh viên trong việc phát huy khả năng sáng tạo, kỹ năng kết nối tư duy đa lĩnh vực hướng tới tạo ra các ý tưởng tiềm năng khởi nghiệp.
Tổng kết, buổi Entrepreneurship Talk: FROM AN ENGINEER TO AN ENTREPRENEURSHIP đã giúp các bạn sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG-HCM) được kết nối TRỰC TIẾP với những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, góc nhìn đa chiều về Tech-based Entrepreneurship và học hỏi những kỹ năng thực tế trong quá trình xây dựng doanh nghiệp.