Đa số mọi người lớn lên nhưng lại không học về những cảm xúc của họ – chúng là gì, cách chúng hành động hoặc là làm sao để quản lý bản thân.
1. TRÁNH NÉ VIỆC NÓI VỀ CẢM XÚC CỦA BẢN THÂN
Nếu bạn muốn biết mức độ của trí thông minh cảm xúc của một người nào đó, hãy chú ý đến cách mà họ nói về cảm xúc của bản thân mình.
Những người có EQ thấp thường từ chối việc nói về cảm xúc của mình, bởi vì họ không giỏi cách bày tỏ những gì họ đang cảm thấy một cách rõ ràng. Họ thường sử dụng những từ mơ hồ để miêu tả cảm xúc của bản thân, ví dụ như: “Mình chỉ hơi căng thẳng một chút thôi!” hoặc “Thôi, kệ, mình chả quan tâm”. Hoặc họ có thể sử dụng những ngôn từ nghe có vẻ “trí tuệ” để miêu tả cảm xúc. Ví dụ như “Mình chỉ kiểu hơi bị choáng ngợp một xíu.”
Trong khi đó, với người có EQ cao, họ sẽ không ngần ngại bày tỏ và đọc tên những cảm xúc của mình một cách rõ ràng, chân thật và dễ hiểu. Ví dụ như: “Buồn ghê”, “Mình đang bực lắm”, “Mình cảm thấy thất vọng và mệt mỏi.”
2. HAY CHỈ TRÍCH BẢN THÂN VÌ NHỮNG GÌ MÌNH CẢM THẤY
Những cảm xúc như nỗi sợ hãi hoặc nỗi buồn đều là những trải nghiệm không mấy tích cực. Cho nên họ thường cảm thấy bản thân mình rất tệ khi cảm thấy như thế. Cảm giác này thường xảy ra với những ai đã từng bị trừng phạt hoặc chế giễu vì bày tỏ cảm xúc của mình khi còn nhỏ.
Họ thường chỉ trích chính mình vì đã cảm thấy những điều đó, chính họ đang tạo ra những mớ cảm xúc rối ren của bản thân. Họ nghĩ mình yếu đuối khi họ cảm thấy sợ hãi hay sự giận dữ sẽ khiến họ trông rất đáng sợ. Việc phán xét cảm xúc của bản thân khiến cho mọi thứ dường như ngày càng tồi tệ hơn.
Với những người có EQ cao, họ hiểu rằng việc cảm thấy những cảm xúc tiêu cực không phải là điều gì quá tệ hại. Cho nên họ trân trọng những cảm xúc của bản thân với sự thấu hiểu và tử tế, thay vì dằn xé bản thân vì điều đó.
3. LUÔN CỐ GẮNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC CỦA BẢN THÂN
Những người có EQ thấp sẽ thường nhìn nhận cảm xúc là một “vấn đề”, cho nên sẽ luôn tìm cách giải quyết và kiểm soát chúng. Ví dụ như những lúc họ cảm thấy đau khổ, họ sẽ cố gắng loại bỏ cảm xúc này. Nhưng việc liên tục xem cảm xúc là vấn đề, não sẽ bắt đầu ghi nhận và hiểu như thế. Chính điều đó càng khiến họ sợ hãi và có xu hướng chối bỏ những cảm xúc này trong tương lai.
Trái lại, người có EQ cao sẽ nhìn nhận cảm xúc của mình như một “tín hiệu” chứ không phải mối đe dọa. Cho nên bằng cách giải mã những thông điệp mà chúng mang lại thay vì cố gắng kiểm soát chúng, họ được “giải phóng” mình khỏi những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực đó.
4. DÀNH TRỌN SỰ QUAN TÂM CHO NHỮNG CẢM XÚC “ỒN ÀO” NHẤT
Chúng ta có thể cảm nhận được nhiều cảm xúc cùng một lúc, tuy nhiên với những người có EQ thấp thì họ chỉ thường chú tâm đến những cảm xúc “ồn ào” hay đang “gào thét” to nhất bên trong mình.
Trong khi những người có EQ cao lại có đủ sự tỉnh táo để “tự nhận thức” và gọi tên được những cảm xúc của mình một cách cụ thể, dù đó là tiêu cực hay tích cực. Họ nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực và xoa dịu những cảm xúc tiêu cực, chứ không nghiêng về “phe cảm xúc” nào cả.
5. CHẠY THEO CẢM XÚC MỘT CÁCH MÙ QUÁNG
Một người có EQ thấp sẽ tin vào bất cứ điều gì mình cảm nhận. Mặc dù cảm xúc sẽ giúp đưa ra những dữ liệu hữu ích trong cách chúng ta suy nghĩ và hành động. Nhưng cũng có lúc, chúng lại “chỉ sai hướng” do bị ảnh hưởng bởi niềm tin hoặc thái độ của chúng ta với vấn đề.
Điều mà người có EQ cao sẽ làm là ghi nhận cảm xúc đó, không suy diễn cũng không ngó lơ. Họ nhìn nhận chúng như những gì chúng là. Họ phân loại và gọi tên cảm xúc của mình một cách rõ ràng nhất có thể. Điều này giúp họ thấu hiểu và trải nghiệm trọn vẹn nhất cảm xúc đó.
6. CỐ GẮNG “CHỈNH SỬA” CẢM XÚC CỦA NGƯỜI XUNG QUANH
Thông qua cách mà một người đối diện và xử lý những cảm xúc khi đối diện với tâm trạng đau đớn của người khác, tiết lộ rất nhiều về chỉ số cảm xúc của một người.
Với những người có EQ thấp, họ ngại nói về cảm xúc của người khác, cho nên họ thường xua đuổi những cảm xúc này. Ví dụ như họ sẽ lập tức đưa ra lý do tại sao bạn không nên cảm thấy như thế.
Trong khi những người có EQ cao lại có lựa chọn khác, họ không đánh giá cảm xúc của bạn và ngồi bên cạnh bạn để lắng nghe chứ không phải để đưa ra nhận định hay bất kì lời khuyên nào cả.
7. GIẢ VỜ NHƯ MÌNH ĐANG HẠNH PHÚC
Với những người mà bạn nhìn thấy họ hay cười, lúc nào cũng thấy họ hạnh phúc nhưng bạn sẽ không thường thấy họ chấp nhận rằng mình đang cảm thấy buồn, ngần ngại hay xấu hổ. Việc “luôn tỏ ra mình ổn” chính là dấu hiệu của việc EQ thấp.
Bởi vì họ không hiểu được cảm xúc của bản thân một cách rõ ràng, cho nên họ từ chối những cảm xúc khó chịu, thay vào đó, họ tin rằng nếu họ nói với mình rằng họ đang vui vẻ, thì họ sẽ vui vẻ và không còn cảm giác khó chịu đó nữa.
ĐÔI LỜI NHẮN NHỦ
EQ thấp không đồng nghĩa với việc bạn tệ hại hay không xứng đáng. Việc thiếu hụt kỹ năng nào đó là một chuyện rất bình thường. Cho nên nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc “đọc-hiểu” cảm xúc, hãy luyện tập nó nhiều hơn và tạo cho cảm xúc môi trường an toàn để lên tiếng. Ngoài ra, các bạn cũng có thể thực hiện các bài test về EQ để định vị được năng lực cảm xúc của mình trong thời điểm hiện tại. Từ đó có những cách luyện tập cảm xúc phù hợp.
Hiện Lead The Change có một bài tets về EQ hoàn toàn miễn phí đến từ tổ chức 6seconds và nhận báo cáo đánh giá về các năng lực trí tuệ cảm xúc của bản thân.