Ý nghĩa thực sự của Thiết kế cuộc sống là gì?
“Con muốn trở thành ai khi lớn lên?” là một câu hỏi mà chúng ta thường xuyên được hỏi khi còn nhỏ và người lớn thì luôn hy vọng ta sẽ có câu trả lời theo ý họ muốn ngay lúc ấy. Tuy nhiên, bạn có thấy điều này quá vô lý hay không?
Làm thế nào mà một đứa trẻ lại có thể biết được mình thực sự muốn trở thành ai khi chúng thậm chí còn chưa biết cuộc sống thực sự trông như thế nào? Thật trớ trêu nhỉ? Tuy nhiên, điều trớ trêu không dừng lại ở đó.
Hãy quay lại câu hỏi “bạn muốn trở thành gì khi lớn lên”, một câu hỏi đã thu hẹp phạm vi suy nghĩ của chúng ta.
Nó đã hạn chế chân trời của trí tưởng tượng bởi vì nó làm lãng phí ý nghĩa của từ “TRƯỞNG THÀNH” – trưởng thành không phải là thứ mà chúng ta trở thành, mà là thứ chúng ta KHÔNG NGỪNG TRỞ THÀNH. Đó là một quá trình liên tục và bền bỉ.
Chúng ta bắt đầu từ một đứa trẻ sơ sinh rồi mới đến một đứa trẻ biết đi, sau đó, từ một đứa trẻ, chúng ta trở thành một thiếu niên rồi trưởng thành, NHƯNG SỰ PHÁT TRIỂN KHÔNG DỪNG Ở ĐÓ.
Cuộc sống không phải là một điểm đến, mà là một hành trình, và trưởng thành cũng vậy.
Cuộc sống không tĩnh mà là động, và sự trưởng thành cũng vậy.
BẠN MUỐN PHÁT TRIỂN THÀNH AI / ĐIỀU GÌ SAU NÀY?
Đó là câu hỏi chúng ta nên hỏi thay vì câu hỏi ban đầu. Không phải một lần, mà là thường xuyên – ngày này qua ngày khác.
Và đó cũng chính là ý nghĩa của khái niệm thiết kế cuộc sống: Đó là bắt đầu từ nơi bản thân đang đứng, những khả năng mà ta có, những mong muốn ta đang ấp ủ để thiết kế và không ngừng xây dựng một cuộc sống ý nghĩa, vui vẻ và viên mãn, một cuộc sống phù hợp với giá trị, niềm tin và sở thích của chúng ta.
Làm thế nào để suy nghĩ như một nhà thiết kế
Trước khi bắt đầu với việc thiết kế cuộc sống lý tưởng của mình, trước tiên bạn cần học cách suy nghĩ như một nhà thiết kế. Bàn về vấn đề này, chúng ta cần nhắc đến Bill Burnett và Dave Evans, hai nhà đổi mới ở thung lũng Silicon và các giáo sư Đại học Stanford, những người đầu tiên đưa ra ý tưởng Thiết kế cuộc sống:
Những lời này thực sự phù hợp với những gì Steve Jobs giải thích trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1994 với Hiệp hội Lịch sử Thung lũng Santa Clara:
“Khi bạn lớn lên, bạn có xu hướng được bảo rằng thế giới là như vậy và cuộc sống của bạn chỉ là sống cuộc sống bên trong thế giới. Hãy cố gắng để cuộc sống gia đình êm đẹp, vui vẻ, tiết kiệm một chút tiền. Nhưng đó là một cuộc sống rất hạn chế. Cuộc sống có thể rộng lớn hơn nhiều khi bạn khám phá ra một sự thật đơn giản: Mọi thứ xung quanh bạn mà bạn gọi là cuộc sống đều được tạo nên bởi những người KHÔNG thông minh hơn bạn. Và bạn có thể thay đổi nó, bạn có thể tác động đến nó… Điều quan trọng nhất là hãy rũ bỏ quan niệm sai lầm rằng cuộc sống là ở đó và bạn sẽ sống trong nó, thay vì ôm lấy nó, thay đổi nó, cải thiện nó, ghi dấu ấn của riêng bạn.”
Vì vậy, theo lời khuyên của Jobs:
Hãy rũ bỏ quan niệm rằng cuộc sống chỉ có như vậy và nắm lấy niềm tin rằng bạn có thể thiết kế nó, nhào nặn nó và cải thiện nó theo ý thích của riêng bạn . Và cũng như mọi thứ đáng giá trong cuộc sống, nó đòi hỏi sự trung thực và chăm chỉ.
Theo lời của Burnett và Evans :
Các nhà thiết kế không nghĩ về con đường của họ ở phía trước. Các nhà thiết kế xây dựng con đường của họ để đi về phía trước.
Vì vậy, chúng ta hãy khiến bản thân bận rộn với việc xây dựng cuộc sống của riêng mình.
- Tò mò: Kết nối lại với trí tưởng tượng bên trong giống như một đứa trẻ. Sự tò mò là thứ thôi thúc chúng ta đặt ra những câu hỏi đắt giá để dẫn đến việc ta nhìn thấy tất cả các cơ hội có thể tận dụng.
- Thử: Như đã đề cập trước đó, chúng ta không thể chỉ nghĩ về con đường mình sắp đi mà chúng ta phải xây dựng nó. Đó là lý do tại sao bạn phải nuôi dưỡng thiên hướng hành động cho mình. Hãy nhớ quy tắc này: 80% hành động, 20% suy nghĩ .
- Khắc họa các vấn đề có thể đối mặt: Đây là thứ giúp chúng ta xác định đúng vấn đề và tìm ra giải pháp phù hợp.
- Đây là một quá trình bền bỉ: Sẽ có những ý tưởng tốt và những ý tưởng không tốt. Một số sẽ thành công và nhiều cái sẽ thất bại. Sai lầm là bình thường. Trở ngại là đương nhiên. Thiết kế cuộc sống giống như chính cuộc đời: Một hành trình thăng trầm. Vậy nê, chúng ta cần tập trung vào quá trình, học hỏi từ nó và phát triển thông qua nó.
- Yêu cầu giúp đỡ. Một nguyên tắc của tư duy thiết kế là hợp tác triệt để. Và trong cuộc sống hàng ngày, bạn không đơn độc. Kết nối với gia đình, người thân, bạn bè và cố vấn để mở lời nhờ trợ giúp khi cần.
Tóm lại
Cuộc sống là một quá trình, không phải là một kết quả.
Câu hỏi “bạn muốn trở thành gì khi lớn lên” khiến con người tin rằng vào một thời điểm nào đó trong tương lai, chúng ta sẽ đột ngột ngừng phát triển, điều đó khiến ta tin rằng cuộc sống là một kết quả. Nhưng tất nhiên, cuộc sống không phải là một kết quả, đó là một quá trình, và sự trưởng thành cũng vậy.
Billy Burnet và Dave Evans viết rằng “thiết kế cuộc sống cuối cùng là một cách sống mới giúp biến đổi cách bạn nhìn cuộc sống và cách bạn sống cuộc đời của mình. Kết quả cuối cùng của một cuộc sống được thiết kế tốt là một cuộc sống được sống tốt ”.
Nói cách khác, khi chúng ta thiết kế cuộc sống của mình, chúng ta tạo ra mục đích sống của mình, mang ý nghĩa cho nó , và cố ý tạo ra lối sống mà chúng ta muốn hướng tới.
Học cách thiết kế một cuộc đời phù hợp nhất với kỳ vọng và giá trị của bản thân tại LEAD THE CHANGE EXCHANGE TRIP SINGAPORE 2024