Tất mọi người đều đã từng mắc sai lầm, đơn giản vì chúng ta là con người bình phàm. Nhưng có mấy ai tự rút được sợi kinh nghiệm từ những sai lầm ấy đâu. Chỉ khi nào chúng ta chấp nhận và thỏa hiệp cùng sai lầm, khi đó ta mới có thể thay đổi. Tác giả nổi tiếng Paulo Coelho – cha đẻ của tác phẩm “Nhà giả kim” đã nói rằng: “Khi bạn lặp lại một lỗi lầm, nó không còn là một sai lầm nữa: đó là một quyết định.”
Sau đây sẽ là những điều mà người thành công không bao giờ lặp lại lần thứ 2 trong cuộc đời. Hãy cùng Lead The Change khám phá nhé.
1. Lặp đi lặp lại sai lầm và mong đợi kết quả khác nhau
Là người sáng lập Amazon, Jeff Bezos đã nói: “Nếu bạn nhân đôi số thí nghiệm bạn làm mỗi năm, bạn sẽ tăng gấp đôi khả năng sáng tạo của mình.”
Bạn không thể nhận được một kết quả khác nếu bạn đặt các hằng số giống nhau trong cùng một phương trình. Nếu bạn biết hút thuốc hoặc uống rượu đang làm cho sức khỏe của bạn trở nên tồi tệ hơn, thì bạn cần phải bỏ nó ngay lập tức và không tiếp tục mơ về việc bỏ thuốc vào một ngày nào đó. Nếu bạn muốn kết quả khác đi, hãy bắt đấu thay đổi ngay từ cách mình suy nghĩ và tiếp nhận thông tin.
2. Chi tiêu vô tội vạ
Bạn bè của bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến đi và bạn rất muốn tham gia cùng họ, nhưng hiện tại không có đủ chi phí để đi. Thế rồi bạn quyết định sẽ vay mượn để cùng vui chơi cùng họ. Sau cuộc đi chơi đó bạn có thể gặp vấn đề nghiêm trọng là luôn mắc nợ. Nói một cách đơn giản, bạn cần học cách tiết kiệm, tối giản cuộc sống của mình. Người thông minh họ sẽ biết cách kiểm sách ngân sách, cuộc chơi, mối quan hệ của mình mà không cần phải phung phí quá nhiều. Nếu họ biết bỏ qua một ly cà phê có thể giúp họ tiết kiệm 70 triệu/ năm, thì họ sẽ hi sinh thói quen đó và đầu tư nó vào những thứ cần thiết.
3. Mất mục tiêu cuối cùng
Luôn nhớ tới mục tiêu của mình đừng để nó bị quên lãng bởi những bộn bề, lo toan của cuộc đời. Đừng theo đuổi những những mục tiêu nhỏ nhặt bên lề mà quên mục đích cuối cùng của mình là gì. Khi bạn cảm thấy bị mất phương hướng giữa những áp lực trong cuộc sống,hãy cho phép mình thả lỏng. Hoặc đôi khi là nuông chiều bản thân một chút như nghỉ phép hay đến văn phòng muộn. Bạn làm những việc này không phải vì bạn chây lười mà chỉ là bản thân bạn cũng cần được nghỉ ngơi và định được hướng đi theo đuổi ước mơ chính của mình.
4. Đóng vai nạn nhân
Hãy thử tưởng tượng bạn đang ở trong một mối quan hệ, mà trong đó một người luôn đóng vai người bị hại, người còn lại thì luôn cố giải quyết mọi vấn đề của người kia. Liệu bạn có nghĩ mối quan hệ này có nên chuyện, lâu bền hay không? Có ai đó luôn giải quyết vấn đề của bản thân bạn? Không! Người luôn giải quyết vấn đề trong trường hợp này thật sự thất bại bởi vì người đó đang cố làm tròn bổn phận của người yêu mà thôi.
Người thông minh sẽ không lựa chọn chắp vá trong mối quan hệ kiểu này mà sẽ tìm cách đúng đắn, hiệu quả hơn. Họ luôn sáng suốt, tìm ra lối giải quyết khôn khéo, ổn thỏa để mối quan hệ bền vững và hạnh phúc.
5. Cố gắng trở thành người khác hoặc làm người khác vui lòng
Bạn sinh ra không phải để làm hài lòng tất cả mọi người. Vậy nên đừng quá bận tâm tới những gì người khác nói về bạn, hãy cứ là chính mình. Bạn không thể đem lại niềm vui cho tất cả mọi người điều đó không quan trọng. Hãy quan tâm cho những người quan tâm và lo lắng cho bạn khi bạn gặp khó khăn, khi bạn cần người để chia sẻ. Những người thông minh họ biết và hiểu điều ấy nên rất hiếm khi thay đổi bản thân mình vì mục đích làm hài lòng người khác. Chỉ cần bạn lương thiện, chất phác, tận tâm, bạn hiểu được bản thân mình vậy là đủ không phải bận tâm vì ai.
Ví dụ như ở Nga, mọi người thường nói ra những gì họ nghĩ trong đầu và thường không suy nghĩ gì nhiều, đó cũng là văn hóa đặc trưng của các nước phương Tây. Họ là người thẳng thắn và trung thực, ngay cả khi điều đó nghe có vẻ mất lịch sự và thô lỗ đi chăng nữa. Họ tin vào việc nói lên suy nghĩ của mình chứ không phải những gì người khác muốn nghe. Họ không muốn trở nên giả dối để được người khác yêu thích mình.
6. Cố gắng thay đổi người khác
Một trong những điều vô nghĩa đó là bạn muốn thay đổi ai đó. Nó không chỉ tốn năng lượng, tinh thần, sức lực, thời gian của bản thân bạn mà còn của người đó nữa. Những người thông minh nhận thức được rằng không ai có thể thay đổi họ ngoài chính họ, họ cũng không có khả năng mang lại sự thay đổi lớn ở người khác. Cho nên thay vì dành thời gian để thuyết phục người khác thay đổi theo mong muốn của bạn, hãy bắt đầu bằng việc thay đổi chính bản thân mình.