Thị trường lao động đang thay đổi nhanh chóng dưới tác động của các công việc mới xuất hiện. Các dữ liệu và số liệu được báo cáo trong Hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế Thế Giới 2020 (WEF) diễn ra tại Davos cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về tổng quan công việc của tương lai.
Việc xác định các công việc mới và các kỹ năng được yêu cầu sẽ cung cấp những hiểu biết có giá trị cho người lao động. Nhờ đó, họ có đủ thời gian để đầu tư đào tạo và mở đường cho cuộc cách mạng tìm kiếm các kỹ năng giúp bắt kịp với sự thay đổi (Reskilling Revolution). Dưới đây là tổng hợp 5 điều cần hiểu về xu hướng nghề nghiệp và kỹ năng trong tương lai được kết luận trong hội nghị.
Không có gì ngạc nhiên khi công nghệ chiếm ưu thế
Không phải mọi công việc mới xuất hiện đều yêu cầu các kỹ năng công nghệ chuyên nghiệp. Nhưng chúng đều yêu cầu các kỹ năng công nghệ cơ bản như kiến thức kỹ thuật số, phát triển web hoặc thiết kế đồ họa. Theo báo cáo Job of Tomorrow (WEF), điện toán đám mây, kỹ thuật và dữ liệu là các ngành phát triển nhanh nhất. Chúng đòi hỏi các kỹ năng công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo (AI), robot,…
Blockchain, điện toán đám mây, lý luận phân tích và AI là một trong những kỹ năng công nghệ có nhu cầu cao nhất mà chúng ta thấy trên LinkedIn. Bởi vì các công nghệ như AI rất phổ biến, nhiều vai trò trong các lĩnh vực như bán hàng và tiếp thị sẽ đòi hỏi sự hiểu biết cơ bản về AI.
Các vị trí lấy con người làm trung tâm vẫn chiếm ưu thế
Mặc dù không phát triển nhanh như các nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, nhưng tiếp thị, sản xuất nội dung và quản trị nhân sự vẫn đóng vai trò quan trọng. Theo nghiên cứu của WEF, các chuyên gia trong những lĩnh vực này đạt được thành công nhờ vào bộ kỹ năng mềm đa dạng.
Nhu cầu về các kỹ năng mềm có thể sẽ tiếp tục tăng khi tự động hóa trở nên phổ biến hơn. Báo cáo xu hướng tài năng toàn cầu cho thấy các chuyên gia nhân sự xác định nhu cầu về các kỹ năng mềm là xu hướng quan trọng nhất trên toàn cầu. Các kỹ năng như sáng tạo, thuyết phục và hợp tác hầu như không thể tự động hóa. Điều đó có nghĩa là nếu bạn có những kỹ năng này, bạn sẽ còn có giá trị hơn cho các tổ chức trong tương lai.
Khả năng của nữ giới bị kìm hãm
Mặc dù báo cáo phản ánh sự đa dạng về cơ hội cho người lao động ở mọi trình độ và học vấn nhưng phân tích sâu hơn cho thấy sự mất cân bằng đáng lo ngại ở những người có được các kỹ năng này. Trong nghiên cứu của Diễn đàn kinh tế thế giới, khoảng cách giới lớn nhất trong các công việc mới nổi là các kỹ năng công nghệ đột phá với tỷ lệ phụ nữ. Số lượng phụ nữ trong các công việc trên nền tảng đám mây, kỹ thuật và dữ liệu dưới 30% ( đối với điện toán đám mây, nó thấp tới 12%). Điều quan trọng là phải thu hẹp khoảng cách này bởi vì những kỹ năng công nghệ đột phá này sẽ có tác động lớn đối với định hướng của xã hội và nền kinh tế.
Chắc chắn có cơ hội để cải thiện sự bình đẳng giới bằng cách nắm bắt sự đa dạng hơn trong tuyển dụng và thực hành quản lý toàn diện hơn. Nhưng dữ liệu của WEF cho thấy rằng những hoạt động đó sẽ không đủ để đạt được sự cân bằng.
Thúc đẩy các khả năng chưa được khai phá để lấp đầy các khoảng trống của công việc mới
Chúng ta đang mải mê tìm kiếm các kỹ năng mới giúp người lao động lấp đầy khoảng cách với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nhưng WEF cho rằng có cách hiệu quả hơn. Nhà tuyển dụng hay chính người lao động có thể tận dụng các kỹ năng hiện có và biến nó trở thành một hệ thống phát triển có quy mô. Có thể hiểu theo nghĩa nâng cao kỹ năng vốn có.
Thực hiện cách tiếp cận trên để làm giảm khoảng cách giới tính trong nghề nghiệp. Theo báo cáo WEF, các nhóm kỹ năng công nghệ đột phá mà phụ nữ sở hữu có tính đại diện cao như kỹ thuật di truyền, khoa học dữ liệu, công nghệ nano và tương tác giữa người với máy tính. Theo đó, có thể mở rộng hệ thống tài năng cho phụ nữ bằng cách tập hợp rộng hơn các kỹ năng công nghệ đột phá.
Sức mạnh của mạng lưới quan hệ
Lợi thế mà một số người có được so với những người khác hoàn toàn dựa trên những người họ biết. Nghiên cứu của WEF về khoảng cách mạng lưới quan hệ cho thấy rằng sống trong một khu phố có thu nhập cao, đi học ở trường hàng đầu và làm việc tại một công ty hàng đầu có thể dẫn đến lợi thế 12 lần trong việc tiếp cận các cơ hội. Điều này có nghĩa là hai người có cùng một kỹ năng, nhưng được sinh ra ở các khu vực khác nhau, có thể tách biệt thế giới khi nói đến những cơ hội dành cho họ.
Tất cả các số liệu và hiểu biết mới này có thể giúp chúng ta xác định các nhóm kỹ năng và xu hướng công việc của tương lai. Nhưng sẽ rất khó để đảm bảo rằng Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ mang đến một cuộc cách mạng nghề nghiệp công bằng. WEF kêu gọi sự tái định hình các chính sách, quyết định tuyển dụng và sự cân bằng sân chơi cho những người lao động gặp rào cản đối với cơ hội ví dụ như nữ giới, người lao động đến từ các nước kém phát triển,…