Tư duy thành công giúp bạn hiểu chính mình hơn và tốt hơn từng ngày.
Có một câu nói rằng: “Suy nghĩ tạo nên hành động. Hành động tạo nên thói quen. Thói quen tạo nên tính cách. Tính cách tạo nên số phận.”
Để đạt được sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất trong công việc và cuộc sống.
Dưới đây là 5 câu chuyện khác nhau với những chia sẻ về cách giúp họ trở thành những người thành công nhất trong cuộc sống.
Tư duy thành công số 1: Bạn luôn luôn có sự lựa chọn
Hầu hết những doanh nhân trẻ đều sẽ khởi nghiệp từ con số không. Nếu may mắn, bạn là một người bản địa thì điều đó sẽ thật tuyệt vời! Nhưng nếu bạn là một người nhập cư thì đồng nghĩa với việc khó khăn sẽ gấp rất nhiều lần. Vì bạn sẽ phải sống và thích nghi với một môi trường hoàn toàn mới. Đồng nghĩa, bạn phải tập làm quen dần với những điều xa lạ trước đây. Và điều quan trọng nhất là bạn buộc phải cố gắng để bắt đầu một cuộc sống mới.
Ursula Burns – Chủ tịch Xerox là một ví dụ điển hình như thế.
Ursula Burns được sinh ra và nuôi nấng bởi một người mẹ đơn thân tại New York. Cô là người nhập cư Panama vào những năm 60 và 70. Cô ra đời với những rào cản lớn của cuộc đời: người da màu, người nghèo và là con gái. Điều đó, khiến cho cuộc sống của cô lại trở nên cực kỳ khó khăn.
Mẹ của cô đã phải sống tằn tiện và làm thêm nhiều công việc khác nhau. Với mục tiêu là để nuôi sống Ursula và anh chị em của cô. Nhưng bà luôn nhắc nhở và động viên những đứa con của mình phải luôn cố gắng trong cuộc sống. “Nơi mà họ đang ở lúc này không quyết định bất cứ điều gì và ảnh hưởng đến tương lai của họ. Cuộc sống sau này của họ hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn và họ có thể làm tốt nhất những gì mà họ đang có.”
Ursula đã lao vào học tập và nỗ lực không ngừng.
Cô đạt được rất nhiều thành tích học tập xuất sắc. Cuối cùng, cô đã vào học tại Brooklyn Polytechnic. Không có gì đáng ngạc nhiên, nơi đây hầu như hoàn toàn dành cho những sinh viên người da trắng. Và tại nơi đây, cô đã sớm nhận ra được mình có thể bắt kịp được nhiều thứ. Bao gồm cả về mặt học thuật và xã hội. Với tất cả những nỗ lực không ngừng cô đã thành công. Và trở thành một người cực kỳ xuất chúng trên thế giới.
Cô đã tốt nghiệp trường kỹ sư và làm việc để trở thành CEO của Xerox. Bằng với sự quản lý tài ba của mình, cô đã biến công ty từng rơi vào bờ vực phá sản hoạt động sinh lời trở lại. Cô cũng đã từng là người đứng đầu Liên minh Giáo dục STEM dưới thời Tổng thống Obama, và tham gia với vai trò hội đồng quản trị cùng với một số công ty lớn nhất thế giới (bao gồm Exxon Mobil, Uber và VEON – công ty viễn thông lớn thứ 10 thế giới).
Lấy cảm hứng từ chính người mẹ của mình, Ursula Burns đã phát triển từ rất sớm tư duy thành công. Thứ tư duy mà các nhà tâm lý học gọi là tư duy cầu tiến (Growth Mindset) của người Hồi Giáo. Về cơ bản, nó chỉ là niềm tin về một người có mức độ ảnh hưởng cá nhân nhất định đối với cuộc sống của họ.
Sự thật là trong cuộc sống có những thứ bạn có thể kiểm soát được và có những thứ bạn không thể.
Bạn hoàn toàn không thể chọn được nơi mình sẽ sinh ra, bạn sẽ là ai, hoàn cảnh gia đình bạn như thế nào, bạn là người da trắng hay da màu,…
Mặc cho nó rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bạn. Nhưng bạn lại có quyền lựa chọn bạn sẽ trở thành ai trong tương lai và bạn phải luôn có trách nhiệm với nó.
Ursula hoàn toàn không có lỗi khi cô sinh ra trong một gia đình nghèo. Nhưng cô sẽ thực sự trở nên có lỗi với bản thân nếu xem nó là một khiếm khuyết lớn không thể giải quyết của mình. Cô đã không làm như vậy, cô đã nhận thức được khiếm khuyết trong cuộc sống của mình để làm đòn bẩy trong cuộc sống. Không có ai khác làm thay đổi cuộc sống của bạn ngoài chính bản thân bạn.
Điều này cũng không có nghĩa là bạn phải tự làm tất cả. Bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ nếu bạn cần từ những người huấn luyện viên nếu bạn có đủ khả năng. Nhưng dù ra sao, bạn cũng cần phải có trách nhiệm với chính mình.
Tư duy thành công số 2: Luôn hướng tới hành động
Cha của Chuck đã qua đời khi ông mới chỉ mười một tuổi. Khi còn là một cậu bé, ông được khuyên không nên đi học Đại học. Ông có một số những khiếm khuyết về học tập và thậm chí không thể cộng hoặc trừ. Các giáo viên của ông khuyên ông nên theo học một trường nghề vì ông khá giỏi với đôi tay của mình. Nhưng ông cũng bị một chứng rối loạn thần kinh cơ làm hạn chế khả năng vận động và đó cũng là một thử thách không hề đơn giản đối với ông.
Và bây giờ, Chuck Close đã trở thành một hoạ sĩ và hoạ sĩ đồ hoạ nổi tiếng thế giới.
Đó là một điều vô cùng tuyệt vời với những khó khăn đầu đời của ông. Nhưng điều làm bất ngờ hơn cả, chính là việc ông đã tiếp tục tạo ra tác phẩm nghệ thuật mang tầm cỡ thế giới sau khi phát hiện một cục máu đông làm ông bị tê liệt vào cuối năm 40.
Làm thế quái nào ông ấy có thể làm được điều đó?
Ông đã từng chia sẻ: “Cảm hứng chỉ dành cho những người nghiệp dư. Phần còn lại là chúng tôi phải xuất hiện ở chỗ làm và làm việc. Mọi ý tưởng tuyệt vời mà tôi từng phát triển chính là từ công việc.”.
Hầu như chúng ta thường tiếp cận công việc một cách thụ động.
Chúng ta luôn chờ đợi được truyền cảm hứng sau đó mới bắt tay vào làm việc. Nhưng cảm hứng thì lại là thứ dễ dàng có và cũng dễ dàng biến mất nếu chúng ta không bắt tay vào thực hiện hóa nó ngay. Mọi người thường nghĩ rằng ý tưởng là một phần rất khó, nhưng thực tế không phải vậy. Ý tưởng là một phần rất dễ, tất cả chúng ta đều có ý tưởng nhưng lại có rất ít người có thể thực hiện được ý tưởng của mình. Vì vậy, cuối cùng ý tưởng vẫn mãi chỉ là ý tưởng trong đầu chúng ta.
Những người thành công không phải là những người có vô vàn ý tưởng và ngồi đó để chờ đợi những điều thành công tới với mình. Điều mà những người muốn thành công đó chính là phải đứng dậy bắt tay vào làm việc và nỗ lực không ngừng. Vì chỉ có khi bắt đầu bạn mới biết mình gặp khó khăn ở đâu để mà thay đổi.
Tư duy thành công số 3: Không phải lúc nào mình cũng đúng
Ray Dalio là một trong những người đàn ông giàu nhất mà có thể bạn chưa bao giờ nghe tới. Nhưng trước khi anh ấy trở nên giàu có như bây giờ, ông đã từng thất bại vì nghĩ mình luôn luôn đúng.
Vào đầu những năm 1980, ông đã cảnh báo mọi người rằng thị trường chứng khoán sắp sụp đổ. Nhưng thay vào đó, bắt đầu từ năm 1982, chứng khoán đã tăng giá trong tám năm liên tục và trở lại một trong những thời kỳ tốt nhất trong lịch sử. Ông đã hoàn toàn phá sản khi chống lại thị trường. Và quan trọng hơn cả ông đã phải dần biến mất khỏi các bữa tiệc cocktail ở Manhattan trong một thời gian dài để tránh sự bẽ mặt.
Sau khi vượt qua khoảng thời gian đó, ông đã nhận ra được một bài học khác cho mình.
Giả thiết đó không quá tồi tệ vì đã khiến ông phá sản và trở thành một người ngốc hoàn toàn. Bởi vì, cuối cùng ông ấy đã đúng. Nền kinh tế đã sụp đổ sau tám năm sau khi ông dự đoán về nó.
Cuối cùng, bài học mà chúng ta nhận ra rằng tốt hơn hết là chúng ta nên bị thách thức và chứng minh là mình sai. Hơn là bám lấy cái tôi trong một nỗ lực tuyệt vọng để cho thế giới biết rằng mình đã đúng. Vì điều đó sẽ chẳng chứng minh được: Bạn là một người tài giỏi?
Sau đó, Ray Dalio đã tiếp tục đầu tư và tích lũy được khối tài sản hàng chục tỷ đôla. Công ty của ông – Bridgewater Associates, là một trong những quỹ phòng hộ (Hedge Fund) lớn nhất thế giới chinh phục được thị trường trong nhiều thập kỷ nay.
Bài học của chúng ta là bất cứ ai cũng có thể gặp sai lầm trong cuộc sống. Vì thực tế chúng ta có thể đã sai về nhiều thứ và không thể chắc chắn chúng ta đúng 100% trong cuộc sống này. Chừng nào chúng ta còn tồn tại, lúc đó ta vẫn luôn phải nỗ lực học hỏi mỗi ngày và hy vọng mình sẽ ít sai đi một chút.
Tư duy số 4: Nhìn vào thực tế bản chất của vấn đề
Tiến sĩ Patrick Brown là một người ăn chay trường. Ông đã từ bỏ ăn thịt động vật từ lâu bởi những lý do về đạo đức của riêng mình. Ông muốn thay đổi hành vi của con người về việc ngừng ăn thịt động vật. Nhưng ông hiểu rất rõ rằng để thay đổi hành vi của người khác là một việc khó. Và bằng cách kêu gọi hay đánh về đạo đức của họ là điều không thể.
Bởi vì, mỗi cá nhân đều có những bản ngã lớn. Chúng ta cũng sẽ không thể đánh giá chuẩn mực về đạo đức của một ai đó. Đó là điều thực sự rất khó! Vì vậy, ông đã dùng hành động thay vì đánh tiếng với thế giới. Thay vì nói về đạo đức của việc ăn thịt hoặc phản đối các cơ sở sản xuất thịt lớn. Ông đã quyết định một thứ gần gũi với bản chất của con người: Đó là vị giác.
Ông đã thành lập Impossible Food, tạo ra những chiếc burger không có thịt, nguồn gốc từ thực vật. Mục tiêu là tạo ra chiếc burger gần giống với burger thông thường. Có vị giống thịt bò xay từ hình dáng, kết cấu, mùi vị, ngon. Không những thế, chi phí phải bằng hoặc rẻ hơn với sản phẩm bằng thịt. Và Impossible Burger ra đời dường như đã làm được điều đó.
Cuối cùng, bài học chúng ta rút ra được chính là phải nhìn vào bản chất của vấn đề. Bằng cách này hay cách khác để giải quyết nó. Quan trọng hơn đó là, giải quyết chúng một cách khéo léo.
Tư duy thành công số 5: Thành công xuất phát từ bên trong.
Bài học Amada Rosa Pérez dành cho chúng ta là những định nghĩa khác nhau về thành công. Chúng ta nâng đỡ những người khác để mang lại cho chính mình một chút bình yên. Nhờ đó, có thể khiến thế giới tốt hơn hơn khi chúng ta xuất hiện.
Trước đây, Amada Rosa Pérez là một trong những siêu mẫu nổi tiếng nhất Colombia. Sự nghiệp của cô dường như là khao khát và mong ước của rất nhiều người trong giới. Năm 2005, khi sự nghiệp ở đỉnh cao cô đã vô tình biến mất và để lại nhiều giả thuyết. Như là việc cô bị bắt cóc, giết người,… được đặt ra. 5 năm sau cô trở lại với vai trò hoàn toàn khác. Thông báo đã từ bỏ nghề người mẫu để làm việc với các cộng đồng ở Colombia
Khoảng thời gian biến mất đó đã giúp cho cô nhận ra những gì là thứ mình cần. Trước đây, cô luôn căng thẳng, luôn vội vàng, luôn dễ dàng buồn bã bởi vì những điều nhỏ nhặt. Bây giờ thì khác, cô ấy cảm thấy mình được sống. Sống trong thế giới hoà bình và mãn nguyện với những gì Chúa ban cho mình.
Trên đây, chính là 5 tư duy thành công đến từ 5 người có ảnh hưởng. Những bài học này, có thể giúp bạn phần nào thêm tin vào chính con người và năng lực nội tại của mỗi cá nhân. Không phải ai sinh ra cũng là những người giỏi nhất. Nhưng để trở thành những người tài giỏi, còn phụ thuộc rất nhiều vào suy nghĩ và hành động của bạn.