Sự thật quan trọng nhất trong cuộc sống là những mâu thuẫn, nghịch lý trên bề mặt. Khi bạn nhìn sâu hơn một chút, bên dưới những mâu thuẫn bề mặt ấy, là những hạt giống trí tuệ thực sự quý giá.
1. Bạn càng ghét một đặc điểm ở người khác, khả năng cao bạn cũng đang né tránh nó trong nội tâm. Carl Jung tin rằng những đặc điểm ở những người khác đang làm phiền chúng ta là sự phản ánh những phần khuất mà chúng ta đang cố phủ nhận. Freud gọi nó là phép chiếu. Ví dụ, người phụ nữ không an toàn về cân nặng của mình sẽ gọi mọi người là béo. Người đàn ông không an tâm về tài chính của mình sẽ chỉ trích người khác về nó.
2. Những người không thể tin tưởng người khác thì không thể nhận được sự tin tưởng. Những người thường xuyên cảm thấy không an toàn trong các mối quan hệ của họ có nhiều khả năng sẽ phá hoại mỗi quan hệ đó. Đó là hội chứng Good Will Hunting, như một cách để mọi người tự bảo vệ mình khỏi bị tổn thương là làm tổn thương người khác trước.
3. Bạn càng cố gắng gây ấn tượng với mọi người, họ sẽ càng ít ấn tượng. Không ai thích một kẻ cố quá.
4. Bạn càng thất bại, bạn càng có nhiều khả năng thành công. Edison đã thử hơn 10.000 nguyên mẫu trước khi có được bóng đèn. Michael Jordan đã bị loại khỏi đội tuyển cấp ba của mình. Thành công đến từ sự cải thiện và cải tiến đến từ thất bại. Không có lối tắt nào để đi đến đó.
5. Càng nhiều thứ làm bạn sợ, bạn càng nên làm điều đó. Ngoại trừ các hoạt động thực sự đe dọa đến tính mạng hoặc gây hại cho cơ thể, phản ứng chiến đấu bắt đầu khi chúng ta đối mặt với những chấn thương trong quá khứ hoặc hiện thực hóa bản thân mà chúng ta mơ ước. Ví dụ: nói chuyện với một người có sức hấp dẫn, chủ động gọi ai đó để có một công việc mới, nói chuyện trước công chúng, bắt đầu kinh doanh, thành thật đau đớn với ai đó, v.v., v.v … Đây là tất cả những điều khiến bạn sợ hãi, và chúng làm bạn sợ hãi vì chúng là những việc nên làm.
6. Bạn càng sợ chết, bạn sẽ càng ít có thể tận hưởng cuộc sống. Cuộc sống thu nhỏ lại hay mở rộng ra tỷ lệ với lòng can đảm của mỗi người.
7. Càng học nhiều, bạn càng nhận ra mình biết ít như thế nào. Câu ngạn ngữ Socrates cũ đã nói: Mỗi khi bạn nhận được một lượng tri thức lớn hơn, nó sẽ tạo ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời cho bạn.
8. Bạn càng ít quan tâm đến người khác, bạn càng ít quan tâm đến bản thân. Điều này có thể đi ngược lại mọi nhận thức bạn từng có, nhưng sự thật là mọi người đối xử với người khác theo cách họ đối xử với chính họ. Nó có thể không dễ nhận thấy, nhưng những người tàn nhẫn với những người xung quanh thì cũng tàn nhẫn với chính mình.
9. Chúng ta càng kết nối nhiều, chúng ta càng cảm thấy bị cô lập. Trong nghiên cứu về giao tiếp liên tục, sự cô đơn và trầm cảm gia tăng chóng mặt trong thế giới công nghệ thông tin và kết nối phát triển như hiện nay.
10. Bạn càng sợ thất bại, bạn càng dễ thất bại. Theo thuyết “lời tiên tri tự hoàn thành” thì một sự dự đoán, bằng một cách trực tiếp hay gián tiếp, chung ta tự biến nó thành hiện thực, đúng như lời tiên tri ban đầu. Điều này diễn ra bởi sự tác động giữa niềm tin và hành động. Vậy thì thay vì sợ thất bại để rồi bị thất bại thì tại sao chúng ta không trao niêm tin cho thành công?
11. Bạn càng thúc đẩy một thứ gì đó, bạn sẽ càng cảm thấy khó đạt được. Khi chúng ta mong đợi một điều gì đó, chúng ta thường vô thức làm cho nó trở nên khó để đạt được hơn. Chẳng hạn, bạn cho rằng bắt đầu một cuộc trò chuyện với một người lạ là điều gì đó rất bất thường và khó khăn. Do đó, bạn dành rất nhiều thời gian để lên chiến lược và nghiên cứu các cách tiếp cận khác nhau đến những người mà bạn không biết nhưng rất muốn kết giao. Sự thật là bạn không cần khiến nó trở nên phức tạp như vậy. Điều bạn cần làm là nói “Xin chào” rồi bắt đầu cuộc trò chuyện. Nhưng vì cảm thấy khó khăn, bạn đã tiến hành làm khó nó.
12. Một thứ gì đó càng có sẵn, bạn sẽ càng ít muốn nó. Con người có sự thiên vị cho sự khan hiếm. Chúng tôi vô thức cho rằng những thứ khan hiếm là có giá trị và những thứ phong phú, dễ có thì không. Đơn cử, bạn nhân được tình yêu vô bờ bến từ cha mẹ và lâu dần tình yêu đó trở thành thứ dĩ nhiên bạn phải có. Rồi khi người yêu bắt bạn chọn giữa gia đình và tình yêu mơ mộng thì như một phép toán dễ dàng, bạn lựa chọn tình yêu đôi lứa – thứ bạn phải cầu mới có.
13. Cách tốt nhất để gặp được người mình cần là không ở bên những người khác. Nghĩa là, hãy cứ đầu tư nhiều hơn vào bản thân từ nhan sắc, trí tuệ, cảm xúc,… Như nam châm vô hình, bạn sẽ thu hút những người cùng đẳng cấp mà bạn cần đến gần bạn.
14. Bạn càng trung thực về lỗi lầm của mình, mọi người sẽ càng nghĩ bạn hoàn hảo. Bạn càng cảm thấy thoải mái khi không trở nên tuyệt vời và hoàn hảo hóa. Vậy nên hãy trung thực với chính bạn và những người xung quanh về con người thật của bạn.
15. Bạn càng cố giữ ai đó ở gần, bạn sẽ càng đẩy họ ra xa. Đây là lập luận chống lại sự ghen tuông trong các mối quan hệ: một khi hành động hoặc cảm xúc trở thành nghĩa vụ, chúng mất hết ý nghĩa. Nếu bạn gái của bạn cảm thấy bạn bắt buộc phải dành thời gian cuối tuần cho cô ấy, thì thời gian bạn dành cho nhau đã trở nên vô nghĩa.
16. Bạn càng cố gắng tranh luận với ai đó, bạn càng ít có khả năng thuyết phục họ về quan điểm của bạn. Lý do cho điều này là hầu hết các cuộc tranh luận đều xuất phát từ bản chất cảm xúc. Logic chỉ được sử dụng để xác nhận những niềm tin và giá trị đã tồn tại từ trước. Để bất kỳ cuộc tranh luận thực sự nào thực sự tồn tại, cả hai bên phải đưa ra một sự nhượng bộ, trung thực để đặt bản ngã của họ sang một bên và chỉ giải quyết vấn đề.
17. Bạn càng có nhiều sự lựa chọn, bạn càng ít hài lòng với mỗi sự chọn lựa trong đó. Nghịch lý cũ của sự lựa chọn. Nghiên cứu cho thấy rằng khi chúng ta đưa ra nhiều lựa chọn hơn , chúng ta trở nên ít hài lòng hơn với bất kỳ lựa chọn cụ thể nào.
18. Ai đó càng bị thuyết phục là họ đúng, họ càng ít hiểu biết. Có một mối tương quan trực tiếp giữa mức độ cởi mở của một người đối với các quan điểm khác nhau và mức độ mà người đó thực sự biết về bất kỳ chủ đề cụ thể nào. Hay như nhà triết học Bertrand Russell từng nói: Rắc rối với thế giới là kẻ ngu ngốc thì tự phụ và người thông minh thì lòng đầy nghi ngờ.
19. Điều chắc chắn duy nhất là không có gì là chắc chắn.
20. Hằng số duy nhất là sự thay đổi. Chẳng có một định nghĩa hay giải thích gì về nghịch lý này. Nhưng bạn thử nghĩ mà xem, nó đúng trong mọi khía cạnh đấy chứ?
20 nghịch lý trên xuất hiện rất ngẫu nhiên trong cuộc sống. Chỉ cần chúng ta đủ dũng cảm chấp nhận nhìn thẳng vào chúng thì chúng ta mới có thể cảm nhận được những chân lý sống rất quý giá.