Trong hơn một thập kỷ qua, Google đã tiến hành một nghiên cứu mang tên là ‘Dự án Oxygen’. Nếu bạn có những người sếp hoặc nhà lãnh đạo tốt, bạn không chỉ tận dụng tối đa nhân lực của mình mà còn khiến mọi người gắn bó lâu dài hơn. Đó là lý do vì sao Google đã tiến hành thử nghiệm để tìm ra điều gì làm nên một người sếp ‘hoàn hảo’, nhằm để đào tạo đội ngũ lãnh đạo của họ phát triển những hành vi này. Kết quả là Google đã cải thiện đáng kể sự hài lòng, năng suất công việc và tiền lương của nhân viên.
Điều thú vị là những kĩ năng học thuật quan trọng ít hơn bạn nghĩ nhiều, trong khi đó trí thông minh nhân tạo – khả năng thấu hiểu và kiểm soát cảm xúc của bản thân và của người khác, chiếm ưu thế hơn. Theo Google, một người quản lí tốt
1. Là một huấn luyện viên kì cựu
Không chỉ dừng lại ở việc giải quyết vấn đề ngay khi nó phát sinh, những người lãnh đạo tốt nhất còn sử dụng những trở ngại đó như một công cụ giảng dạy. Họ hướng dẫn đội ngũ của mình và chia sẻ những góc nhìn khi cần. Điều này cho phép các thành viên trong nhóm có được trải nghiệm và sự trưởng thành đáng quý.
2. Thúc đẩy nhân viên và không quản lí từng kẽ hở nhỏ bé
Chưa có một người quản lí nào từng nói: ‘Tôi thích quản lí chi li từng chút một’. Trái lại, những người sếp tốt đáp ứng sự tự do mà nhân viên cần: tự do trong khám phá ý tưởng, chịu những rủi ro nhỏ, và tự do mắc lỗi. Họ cũng cung cấp cho nhân viên những công cụ vật lí và ủng hộ những thời gian biểu và môi trường làm việc linh hoạt.
3. Tạo môi trường làm việc toàn diện, chú trọng cả thành công lẫn sức khỏe tinh thần
Trong một nghiên cứu khác, Google đã chỉ ra rằng chìa khoá cốt yếu nhất trong sự thể hiện của nhân viên là tạo một môi trường mang tính ‘ổn định tinh thần’
Trong một nhóm với độ ổn định tinh thần cao, những người đồng đội cảm thấy yên tâm khi chịu những rủi ro xung quanh các thành viên. Họ cảm thấy tự tin rằng không ai trong nhóm sẽ chế giễu hay trừng phạt khi mắc sai, hay khi họ đặt câu hỏi hoặc đề xuất ý tưởng mới. Nói các khác, sự hoạt động hiệu quả của cả nhóm phụ thuộc vào độ tin tưởng – và những người lãnh đạo mẫu mực giúp xây dựng lòng tin đó.
4. Năng suất và luôn định hướng mục tiêu
Những người quản lí tốt không chỉ là những người nắm bắt cuộc chơi chủ chốt – họ còn thúc đẩy đồng đội mình tốt hơn cùng nhau.
Họ làm được vậy là nhờ biết cách đặt ra tấm gương đúng đắn cũng như hạ mình khi cần thiết. Họ không ngần ngại xắn ống tay áo lên và ‘xông pha’ giúp đỡ mọi người, và điều đó trở thành động lực cho nhân viên.
5. Là một người giao tiếp tốt – lắng nghe và chia sẻ thông tin hữu ích.
Những người lãnh đạo giỏi cũng là người giỏi lắng nghe. Điều này giúp hỏi thấu hiểu nhân viên hơn và thể hiện sự đồng cảm thích hợp.
Bên cạnh đó, lãnh đạo tốt còn hiểu rằng kiến thức là sức mạnh. Đó là lý do vì sao họ rất minh bạch và sẵn sàng gia sẻ kiến thức với nhân viên, và vì thế mà mọi người đều hiểu sâu những lý do cho những công việc mình làm.
6. Ủng hộ sự thăng tiến và đón nhận những phản hồi của nhân viên
Họ không ngại nhận những ý kiến phê bình. Người sếp tốt khuyến khích mọi người bằng việc tán hưởng chân thành và riêng biệt. Nhưng họ cũng không ngại đưa ra những nhận xét nghiêm khắc – điều này đảm bảo công việc được tiến hành một cách khéo léo và thiết thực
Họ cũng đầu tư thời gian vào việc giúp người khác đạt được những mục tiêu nghề nghiệp của bản thân. Bằng cách này, họ thúc đẩy những sự cống hiến ngược lại từ phía nhân viên một cách tự nhiên hơn.
7. Có tầm nhìn chiến lược rõ ràng
Họ biết điều mình cần làm để đạt được mục tiêu. Hỏi biết chính xác vị trí hiện tại của mình, họ đang hướng về đâu, và điều họ cần làm để đi đến đích. Thông qua sự tương tác ổn định, họ luôn giữ cả nhóm không đi chệch hướng. Họ cũng đảm bảo rằng mỗi thành viên hiểu được vào trò cá thể trong việc hoàn thành chiến lược đã đề ra.
8. Có những kĩ năng học thuật thiết yếu để đưa ra lời khuyên
Họ biết cách mọi thứ vận hành. Người lãnh đạo nắm rõ đạt điểm công việc của từng người, bao gồm cả những nhiệm vụ và khó khăn hằng ngày. Nếu được điều đến một phòng ban, họ sẽ dành thời gian tìm hiểu cách vận hành mọi thứ, và làm việc để xảy dựng lòng tin trước khi tạo ra những thay đổi chóng mặt hay đưa ra lời khuyên.
9. Hợp tác hiệu quả
Những người lãnh đạo tồi nhóm của mình chi như một cái bệ phóng, đi ngược hay thậm chí là làm tổn hại nhóm khác trong công ty. Trái ngược lại thì nhà lãnh đạo mẫu mực có tầm nhìn lớn hơn. Họ làm việc vì lợi ích của công ty, và vì thế mà thúc đẩy nhân viên noi gương.
10. Là một người quyết đoán
Điều cuối cùng là những nhà lãnh đạo tốt không bốc đồng nhưng rất quả quyết. Sau khi xem xét số liệu và cân nhắc quan điểm của đồng đội, họ truển khai công việc ngay – thậm chí là việc đó đòi hỏi đưa ra quyết định mà không phải ai cũng đồng tình. Sau đó, họ ’trung thành’ với những quyết định này.
Nói tóm lại, nếu công ty của bạn có thể đào tạo những nhà lãnh đạo sở hữu 10 điều trên, bạn sẽ xây dựng được lòng tin và truyền cảm hứng cho nhân viên trở thành những phiên bản tốt nhất của chính bản thân họ. Hỏi sẽ làm theo công việc, không phải vì nghĩa vụ mà vì mong muốn từ chính mình.